Theo phương thức cổ truyền sau khi gà mái ấp nở tự nuôi con; gà mẹ dẫn con đi ăn trong vườn, tự kiếm mồi rất nguy hiểm, tỷ lệ hao hụt rất nhiều. Gà con bị sa hố nước, kênh mương hoặc bị chồn, cáo, mèo, chuột ăn thịt. Mặt khác bệnh tật, ốm đau, giun sán, chất độc, nên nhiều khi cả bầy gà mà chỉ sống được vài con. Do vậy, để gà khoẻ mạnh, ít bệnh tật, ít chết, nhất thiết phải nuôi úm gà con.
A. Chuồng trại
1. Lồng úm gà con
Theo phương thức cổ truyền sau khi gà mái ấp nở tự nuôi con; gà mẹ dẫn con đi ăn trong vườn, tự kiếm mồi rất nguy hiểm, tỷ lệ hao hụt rất nhiều.
Gà con bị sa hố nước, kênh mương hoặc bị chồn, cáo, mèo, chuột ăn thịt. Mặt khác bệnh tật, ốm đau, giun sán, chất độc, nên nhiều khi cả bầy gà mà chỉ sống được vài con. Do vậy, để gà khoẻ mạnh, ít bệnh tật, ít chết, nhất thiết phải nuôi úm gà con.
- Một lồng úm gà có kích thước: 2m x 1m x 0,5m đủ để nuôi 100 gà con.
- Phần đáy lồng úm bằng lưới sắt “ mắt cáo” xung quanh có thể dùng lưới thép hoặc đan thưa lỗ (1 – 1,5cm để thông thoáng).
- Sưởi ấm cho gà bằng đèn điện 60W - 200W tuỳ theo thời tiết. Khi rét có thể bao quanh lồng úm bằng bao tải, vải, bao, giấy để giữ ấm cho gà.
2. Chuồng gà
Việc xây chuồng trại và khu vườn chăn thả phải đáp ứng được các nhu cầu và các đặc tính tự nhiên của gà.
Cụ thể như sau:
Nhu cầu ăn uống, khí trời, sạn cát, bay nhảy, chống nóng, chống rét.
2.1. Nếu nuôi theo phương pháp công nghiệp:
Đóng ô chuồng 2 -3m2, tuỳ theo thực tế của mỗi gia đình. Dưới chuồng nên rải trấu khô, dăm bào hoặc rơm, cỏ khô sạch cắt ngắn làm thành lớp đệm 5 – 10cm, hoặc có thể làm bằng tre, gỗ, cao 40- 70cm so với mặt nền để phân rơi xuống nền rồi dọn đi.
2.2. Nuôi bán chăn thả:
- Chuồng nuôi không cần rộng lắm. Mặt trước của chuồng hướng về phía đông nam để mặt trời chiếu vào chuồng buổi sáng đảm bảo sát trùng và khô ráo, hợp vệ sinh.
- Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 – 1m để thoáng, khô ráo, đễ dọn vệ sinh.
- Xung quanh chuồng rào bằng những tre hoặc gỗ thưa cách nhau 2 – 2,5cm để thoáng gió vườn.
Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối gà vào chuồng ngủ.
3. Máng ăn uống
- Khi gà còn nhỏ 1 – 3 ngày tuổi, rải cám trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.
- Khi gà 4 – 14 ngày tuổi, cho gà ăn bằng khay nhôm hoặc máng gà con.
- Khi gà trên 15 ngày cho ăn trên máng treo.
- Tạo các máng uống tránh gà nhảy vào nơi uống nước.
Nên mua máng ăn, uống bày bá tại các cửa hàng chăn nuôi thú y.
4. Dàn đậu cho gà
- Tạo một số dàn đậu cho gà ngủ ở trong chuồng.
- Dàn đậu bằng tre, gỗ cách nền chuồng khoảng 0,5m, cách nhau 0,3m.
- Gà rất thích đậu trên dàn.
5. Ổ đẻ
Tuỳ theo cách nuôi công nghiệp hay bán chăn thả để làm ổ khác nhau.
- Nuôi gà đẻ theo kiểu công nghiệp lồng nuôi gà là ổ đẻ, khi gà đẻ trứng lăn ra ngoài.
- Nuôi thả hay bán công nghiệp phải làm ổ đẻ bằng thùng, hoặc chuồng đẻ cho cả loạt gà. Để ở nơi tối, khuất bóng gà trống hoặc gà mái khác; tuỳ từng giống gà, một ổ đẻ cho 5 – 10 gà mái.
B. KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC
KỸ THUẬT NUÔI GÀ BỐ MẸ SINH SẢN
1. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giai đoạn gà con (0-3 hoặc 0-5 tuần tuổi)
1.1. Chọn giống 1 ngày tuổi:
Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thân hình cân đối, mắt tròn sang, chân đứng vững, ngón chân không vẹo, lông bông tơi xốp, cánh áp sát vào than, bụng thon mềm, không xệ, rốn khô và kín. Những cá thể chọn cần tiêm phòng ngaytại trạm ấp bằng vaccine Marek, tiêm dưới da cổ.
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Mật độ nuôi: 12 – 15 con/m2
- Khay ăn hình chữ nhật (60x70cm): 2chiếc/100con
- Máng uống tròn loại 1lít và 3,8lít: 2chiếc/100con
- Nhiệt độ chuồng nuôi: 35 – 250C
Trước khi thả gà vào chuồng cần bố trí máng ăn, máng uống sẵn sang, xen kẽ nhau và sưởi ấm chuồng trước đó 2 – 3giờ. Làm quây úm gà hình tròn có đường kính 2 – 3m bằng cót ép, nếu thời tiết lạnh phải kéo kín rèm che trong tuần đầu.
Cho gà uống VitaminC cùng với đường Glucose theo tỷ lệ 50g đường + 1g VitaminC hòa trong một lít nước cho uống trước lúc cho ăn.
Quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quay. Khi nhiệt độ quá cao, đàn gà sẽ tàn ra xung quanh quay, ngược lại khi thiếu nhiệt đàn gà sẽ dồn vào giữa quây ngay dưới chụp sưởi. Khi nhiệt độ thích hợp đàn gà sẽ nhanh nhẹn phân bố đều trong quây.
1.3. Thức ăn dinh dưỡng và chăm sóc.
- Gà được ăn tự do 0-1 tuần tuổi đối với gà trống và từ 0-3 tuàn tuổi đối với gà mái. Mỗi ngày cho gà ăn 6-8 lần, lượng thức ăn mỗi lần cho vừa đủ tránh để thức ưn tồn lưu lâu trong máng gây mất vệ sinh. Trước lúc cho thức ăn mới vào phải sàng thức ăn cũ. Thay nước uống 3-4 lần trong ngày, cọ rửa máng uống sạch sẽ.
- Tiến hành cắt mỏ vào tuần thứ 2 để tránh gà mổ cắn lẫn nhau. Dùng dao sắc nung đỏ trên bếp than hoặc bếp dầu (hoặc dao cắt bằng điện) cắt 1/3 chiều dài mỏ tính từ ngaòi vào sau khi cắt xong lai lại vết cắt nhằm tránh chảy máu. Chú ý trước và sau khi cắt mỏ 1- 2 ngày cho gà uống Vitamin C và K.
- Sau 1 tuần nới rộng quây và sau 2 tuần có thể bỏ quây tuỳ thời tiết.
- Thay đổi máng ăn, máng uống cho hợp lý theo tuần tuổi của đàn gà, sau 1 tuần có thể thay máng ăn vuông bằng máng ăn tròn, thay máng uống tròn bằng máng uống dài (chú ý thay đổi máng từ từ)
- Thay mới một phần hoặc toàn bộ chất độn chuồng nếu bị ẩm ướt.
- Ghi chép lượng thức ăn, thuốc thú y đã sử dụng hàng ngày cho đàn gà cũng như số gà chết, loại thải để tiện tính toán lời lãi sau mỗi đợt nuôi.
- Sử dụng thuốc thú y theo lịch (theo quy trình).