Mới nghe một người bạn nói qua về giống “gà 9 cựa”, thoạt đầu tôi vẫn không tin câu chuyện về loài vật tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết này, thế nhưng qua tìm hiểu tôi mới vỡ ra rằng giống vật linh khi xưa tiến Vua Hùng nay vẫn còn tồn tại. Thực tế, gà 9 cựa có nguồn gốc ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nơi vẫn được xem là quê hương đất Tổ Hùng Vương. Theo những người dân sinh sống tại đây thì giống gà quý này trước đây thường được dùng để cúng tiến vua, chúa…
>> theo
kèo đá gà trực tuyến 
Ông Cường, một người có thâm niên nuôi giống gà quý này nhiều năm ở xã Xuân Sơn cho biết: “Trước kia, người dân ở đây vẫn nuôi giống gà này, nhưng số lượng không được nhiều. Những con gà có tướng đẹp nhất với số lượng cựa đủ 9 cái được xem là quý nhất, sẽ được mang cúng tiến vua, hoặc các hào trưởng địa phương, người dân rất ít khi ăn loại gà này mà chỉ “dành” vào những dịp lễ Tết mới giết thịt để cúng tổ tiên”.
Cũng theo ông Cường thì gà 9 cựa, khi nở từ trứng ra đã có thể nhận thấy rõ ở khuỷu chân mỗi bên có 3 cựa, về sau gà trưởng thành đặc biệt có một số con mọc thêm mỗi bên chân 1 cựa hoặc có chân mọc đến 2 cựa. “Gà 9 cựa thân hình mảnh dẻ, bình thường hay chạy lên đồi nứa, nương rẫy đào giun, bắt dế, thỉnh thoảng mới ăn nắm ngô, nắm gạo của chủ nuôi. Được 4 – 5 tháng tuổi, gà trống nặng chừng 8 – 9 lạng, bắt đầu trổ mã, tập gáy.Gà mái nặng chừng 7 – 8 lạng thì đã đòi nhảy ổ và có thể thịt được. Gà 9 cựa mắt sáng quắc, không hoảng ngay cả khi bị giữ chặt. Mào đỏ tươi như máu, đuôi cong vút tựa cầu vồng và rất mảnh.Riêng cặp chân thì to, chắc và mọc đều 3 cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng. Đặc biệt, cựa trên cùng hoàn toàn chỉ là sừng, cong vút như lưỡi câu liêm hay nanh lợn rừng”, ông Cường chia sẻ.
Giống như ông Cường, anh Hà Trọng Nghĩa, một người dân tộc Mường sống tại xã Xuân Sơn khẳng định rằng: “Giờ không đâu có giống gà 9 cựa thuần chủng như ở Xuân Sơn. Những con gà 9 cựa được nhiều người quảng cáo, giới thiệu là gà 9 cựa thực ra chỉ là gà nhiều cựa mà thôi. Loại gà này thực chất là gà “gia công” khi được nuôi theo kiểu công nghiệp. Vì thế giống gà này không có khả năng duy trì nòi giống cho thế hệ sau, hay nói cách khác giống gà 9 cựa đó chỉ là giống gà đã được lai tạo” và đa phần gà này chỉ mọc cựa khi trưởng thành chứ không có sẵn tối thiểu 6 cựa ngay từ lúc mới nở như gà thuần chủng ở bản Cỏi.
Trên thực tế, giống gà 9 cựa thuần chủng rất khỏe, đặc biệt là đôi chân của chúng rất linh hoạt, muốn bắt một con gà 9 cựa cũng không phải chuyện dễ, nếu như không nhốt trong chuồng mà muốn bắt, người dân chỉ có cách quăng lưới hoặc dùng nỏ ngắm bắn. Tôi đã cùng với anh Oanh, một hộ gia đình có trang trại nuôi gà 9 cựa theo kiểu “thả rông” tại Xuân Sơn đi bắt gà mới thấy cái thú của nó. Dụng cụ được chuẩn bị là lưới, “muốn bắt gà sống thì phải dùng lưới mà lùa, còn dùng nỏ thì chỉ khi giết gà thôi”, anh Oanh cười nói.Kể cả tôi, anh Oanh và 2 người đàn ông khác đã phải dùng cành cây lùa gà ra một khoảng trống sau đó dùng lưới quây mới bắt được một chú gà trống 9 cựa.Anh Oanh thậm chí còn nói, “bắt được gà 9 cựa còn khó hơn bắt lợn lửng nhiều đấy”.
Nhà anh An có tiếng là nuôi lắm gà 9 cựa ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn. Trước đây, thường xuyên trong chuồng có từ 60 – 70 con, giờ thì chỉ còn 30 con, trong đó có 4 con gà trống, 8 con gà mái. Được cái, sức chịu đựng do những biến động thời tiết khắc nghiệt vùng cao cũng như các loại bệnh tật của giống gà quý này rất tốt. Mấy năm rồi, các loại gà khác trong bản bị dịch chết suốt, tưởng tuyệt chủng cả giống gà 9 cựa. Anh An hoảng quá mới sơ tán lũ gà của nhà mình lên trại trên núi Suối Báng cách bản vài cây số để chăm sóc gà. Nhưng sự lo lắng của anh An là thừa. Trong khi những con gà thường mặc dù được tiêm thuốc phòng, phun khử trùng vẫn chết, thì những con gà 9 cựa của bản sau dịch vẫn sống sót, khỏe mạnh và gáy đều mỗi sáng.