Cả một quá trình dài nuôi gà đẵng đẵng cả năm sáu tháng trời ,tập đủ mọi kĩ năng cho gà ,vần gà ,rồi tập thể lực ….Giờ đây bạn muốn trang điểm cho chú gà của mình bảnh bao hơn với lớp da dày đỏ au ? Thế nhưng bạn vẫn chưa biết cách làm cho da gà đỏ bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này !
Nào để có một chú gà với một bộ da đỏ au bạn cần chuẩn bị các đồ nghề để vào ca thẩm mỹ .Trước tiên bạn cần phải chuẩn bị một toa thuốc bóp cho chú gà yêu quý của mình, và toa thuốc phổ biến nhất mà các lão làng nuôi gà thường dùng là toa thuốc nam giúp cho da gà dai và cứng nó có thành phần chủ yếu như sau:
– Vỏ măng cụt (200g),
– Vỏ cây bần (200g),
– Gừng (100g),
– Nghệ xà cừ (100g),
– Củ riềng (100g).
Tất cả cho vào hũ ngâm ngập rượu, để 1 tháng sau mới dùng để tẩm da gà. Tẩm xong loại rượu này, lại tẩm tiếp bằng phèn chua, mỗi ngày tẩm một lần, mỗi tuần tẩm 2 lần. Tẩm liên tiếp từ 2-3 tháng thì da gà dày, dai, sau khi toa thuốc đã có thể dùng được thì bạn kết hợp với các hoạt động dưới đây.
1. Vần hơi: Gà xổ theo phương pháp này rất tốt cho việc phát triển thể lực cũng như tìm cách ra đòn phá thế do gà bị đeo miếng da (như rọ) khớp miệng nên không cắn mổ được mà chỉ chạy xoay tròn. Con gà nào biết sinh thế sẽ ra đá chân không và đá liên cước rất độc hại. Nếu có gà để tập vần hơi thường xuyên (cách 2 tuần 1 lần) thì không cần cho gà tập theo cách “Chạy Lồng”
2. Dầm cán: Bài thuốc tẩm gà được pha thêm với nước tiểu cho lõang và chứa trong một cái sô hay chậu nhỏ để dùng ngâm chân gà hằng ngày rất tốt. Mỗi lần cho gà ăn đêm hay buổi sáng sau khi quần sương xong là cho gà đứng ngâm chân vào dung dịch đó ngập ngang gối chừng 10 phút. Còn không thì dùng Bài thuốc Tẩm gà và thoa vào chân gà cho thấm, mỗi ngày 2 lần (sáng và tối) cũng đạt yêu cầu.
3. Quần sương: Sáng sớm bắt gà từ chuồng ra và thả cho gà đi lại trong sân (nếu chỉ có một mình nó) hay trong vùng đất quây sẵn khỏang hơn 1 thước vuông để gà đập cánh gáy sáng và tắm sương buổi sớm.
4. Phun rượu & Om gà: Trong miền Nam thường không xử dụng cách “om gà” bằng nước chè xanh và lá ngải cứu nấu trong nồi nước và lau cho gà mỗi sáng như các sư kê ở miền Bắc thường làm. Khi mặt trời bắt đầu mọc mà các sư kê trong Nam thường “phun rượu” đế và thoa bóp cho gà dẫn máu. Giờ trưa khi cho gà phơi nắng, gà cũng được phun rượu và sau đó là tắm gà bằng nước lạnh. Sau khi phơi cho khô lông gà được phun rượu một lần nữa để giúp cho da gà được thắm màu đỏ.
5. Chắc gối: Để giúp gà vững chân khi nhảy đá và đáp xuống sư kê thường bỏ ra mỗi ngày chừng 5 hay 10 phút để tập cho gà theo cách này. Chọn một vùng đất mềm hơi ẩm để tránh cho gà không bị chai bàn chậu, ở hải ngọai có thể dùng miếng thảm (lót nhà) cũ để cho gà tập nhảy rất tốt. Đây cũng là cách tập cho gà lông nhưng thay vì tung gà lông lên cao để cho gà đập cánh bay đáp xuống thì đối với gà đòn chỉ nên đưa tay vào lườn và tung cao hổng mặt đất chừng 20 đến 30cm. Cách tập luyện này sẽ giúp gà chắc gân đùi và cứng gối để đứng nước khua không mỏi và giúp gà “thể dục” đôi cánh để tập các bắp thịt ở vai và đầu cánh cho khỏe.
Với phương pháp này thì sau một thời gian chú gà của bạn sẽ có một làn da đỏ rực, tất nhiên công việc chăm sóc gà cần phải có thời gian, bạn chỉ cần kiên nhẫn chăm chút cho chú gà của mình hàng ngày thì sau một thời giạn bạn sẽ có một chú xám thần kê cho riêng mình.