8. NGÓN CHÂN
1) Ngón giữa: dài, gọi là "ngón chỉ mạng gà" (bổn mạng), "ngón ngọ".
2) Ngón ngoài: cùng gọi là "ngón ngoại".
3) Ngón trong: gọi là "ngón nội".
4) Ngón nhỏ: (ngắn) gọi là "ngón thới".
Lúc gà đứng ta nâng "ngón ngọ" (phía móng) bật lên bật xuống nếu vững chắc thì tốt, ta sẽ nghe tiếng đập xuống rất mạnh, cần nhất móng cho dài, ta lại đếm xem "ngón ngọ" từ móng vào suốt ngón được bao nhiêu vảy, càng nhiều thì càng tốt.
18 đến 19 vảy: gà thường tài.
20 đến 21 vảy: gà tạm (tùy theo tài riêng).
22 vảy trở lên: gà rất tốt.
Nơi những ngón này, chỉ có vảy, gân, xương, không nên có thịt bủng beo mới tốt, có thể nhìn rõ từng long một, nhìn ngón cho thanh tao, ốm. Nếu những vảy ở ngón chân, gồ cao lên như sống dao, sắc, ngón chân dài, mấy đầu ngón chân hơi cong vào long, gọi là "gà móng rồng", rất quý
---oOo---
9. TƯỚNG ĐI ĐỨNG
" Nhất thời chấm muối quăng ra
Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng".
Đó là câu châm ngôn của các "sư kê", được truyền tụng nhau từ đời này qua đời nọ, mục đích là chỉ bảo cách tìm gà hay giống tốt. Gà không giống nhau ở tướng đi, mỗi con mỗi khác, con thì đi hai chân khít nhau, con thì rộng ra, hoặc đưa chân thấp, nâng chân cao, có khi lúc bước cả ba ngón đều xòe ra, trái lại con thì cụp vào, con thì vừa đi vừa lắc người lắc cổ, con thì cứng đơ như pho tượng v.v….
- "Chấm muối quăng ra" có nghĩa là: Khi con gà đi, chân bước vào, đồng thời, mấy ngón chân túm lại khi sắp sửa chấm đất mới dương ra, kiểu đi này là "quý tướng", rất tốt, ngón càng túm nhiều càng hay. Lại có con đi thì đầu cổ lúc lắc, và mặt rảy lia lịa, tựa hồ như có vật gì dính, cần rảy bỏ, luôn luôn như vậy, ấy mới quý, đúng là "gà lắc mặt".
Khi bắt một con gà vào một cái lồng, cái bội, con gà đứng thụt đầu thụt cổ, nép mình, nếu đi đi lại lại thì nghiêng bên này bên kia trông lạ mắt, nó sợ cái lồng, có bội đụng vào mình nó, mặc dầu có thể dư sức cho nó quạt cánh thong thả, đó là gà "né lồng" có kiểu đi "bán nguyệt", hai chân bước chéo qua chéo lại.
- "Đứng giọt mưa" là Vai nó rất cao, ngực ưỡn ra, đuôi xuôi xuống, cổ thẳng băng và dựng cao, đứng như thế, có thế giọt mưa trơn tuột, trông rất đẹp mắt, "gà giọt mưa" mặt sáng sủa, thường có tài đi đường trên, đánh đầu cổ địch thủ.
- "Đứng đòn cân" là: Mình gà ngang như cán cân lúc thăng bằng, lúc đi, nó không cất cao cổ như "gà giọt mưa", trái lại, cái đầu thả thấp, tựa như muốn chui ẩn. Gà này chuyên chạy dưới, đánh trong. Gà đánh trong nếu bình thường thì dở, trái lại gặp con có tài thì thật là "xuất chúng".
Những con có tướng chẳng ra trên mà cũng chẳng ra cân, anh này lanh lẹ lắm, nhưng thế đánh gần như loạn xạ, lung tung. Con gà khi đi có vẻ lấc xấc, xông xáo, gà này tùy tài tùy sức, nhưng thuộc dòng võ tướng, thích đấm đá nhiều, ham mái túc con lia lịa, tính tình không đằm thắm.
Gà đi đứng điềm đạm, mắt nhìn từ tốn nhưng sắc bén, không ham mái, chẳng đánh con, thoạt nhìn, người không rành tưởng gà thiếu sung sức, kém nuôi, nhưng kỳ thật, nó có một bản tính cố định như vậy, nó thuộc dòng dõi "văn tướng", trên "võ tướng" một bậc (không "hữu dõng vô mưu"). Bước đi đâu là từng bước nhẹ nhàng, thân mình khó rung chuyển bình tĩnh, nhìn vật gì rất sắc bén, con mắt soi thẳng vào vật nhìn, bản mặt không vô tư chút nào, thường những gà tiếng tăm là nó, quý lắm.
Lúc đi, gà thường nhón gót, chịu đựng bằng ngón, không để chân đụng đất, tướng đi có vẻ khó khăn, bạn nên để ý, bắt xem có thể có "địa giáp", nếu đúng thì hẳn gà ấy xứng danh là "linh kê", (địa giáp là một vảy được gán giữa lòng bàn chân, giữa chậu). Không xem không biết được, vì vảy này nằm dưới gót chân, sát đất. Lại có con có nhiều vảy nhỏ, rõ ràng dưới chân, cùng là gà tốt.
---oOo---
10. NGỰC GÀ
"Ức ngưỡng nghinh thiên"
Ngực gà có hai hình dáng khác nhau, một là bằng lỳ, dựng đứng, hai là hơi cong xuôi vào bụng.
Ngực dựng đứng, bằng tốt hơn cả.
+ Màu lông tại ngực nếu có màu ó, gọi là "ức ó", tốt, gà dữ.
+ Tại ngực, có một lỗ hõm gọi là "hang cua", nếu hang cua nhỏ, tốt.
+ Ngực mang theo bầu diều, ở bên phải, nhưng nếu bầu diều đó được gà mang bên trái, có "quý tướng", gọi là "trữ thực tả'.
+ Lúc gà đi, ngực gà không nảy không rung thì tốt, gà ấy dòng giống quý phái thuộc loại gà "văn tướng", có mưu lược chiến thuật.
---oOo---
11. LƯỠI GÀ
Nếu gặp gà không có lưỡi, ấy là quý, ví như "thần thánh", được xếp hạng "thần kê". Bởi không lưỡi nên khi gáy phát ra âm thanh kỳ lạ, giật ba bốn tiếng. Nói là không lưỡi, kỳ thật lưỡi có, nhưng thụt quá sâu xuống dóc họng không thấy.
+ Lưỡi thụt sâu xuống bốc họng, nếu có thể thấy được, cũng rất quý, gà này gáy thường khác lạ với gà khác, là đúng nó.
+ Gà có lưỡi đen hoặc bớt đen đều quý, gọi là "linh kê".
+ Đầu lưỡi được chẻ làm đôi, cũng là loại gà hay lắm.
+ Ngoài đầu lưỡi tựa như bị cắt bằng ngang, lưỡi cụt ngủn, gà này hiếm và quý. Có những đặc điểm trong lưỡi như thế được gọi là gà "ẩn tướng" hoặc "ủ tướng" cũng vậy đều tốt cả.
- Lưỡi rùa, đoản thiệt: gà có lưỡi thụt sâu hoặc bị cắt ngang, loại "thần kê".
- Bạch thiệt: gà lưỡi trắng, thường tùy con.
- Hắc thiệt: gà lưỡi đen, "linh kê".
- Lưỡng thiệt: lưỡi gà chẻ làm đôi, "gà chiến".
- Lưỡi gà to bản: biểu lộ sự chậm chạp.
- Lưỡi gà nhỏ như mã kim: lanh lẹ có thừa.
---oOo---
12. TIẾNG GÁY
1) Số tiếng:
Được xếp hạng "thần kê" bởi không có lưỡi, nên khi gáy phát ra âm thanh kỳ lạ, giật ba bốn tiếng sau cùng: Ò – ó – o – o (ta thấy bốn chữ o tức gà gáy bốn tiếng).Đó là tiếng gáy thường nhất của giống gà.
Trái lại, "thần kê" gáy từ bảy tám tiếng trở đi: Ò – ó – o – o – o – o – o (7 tiếng, những tiếng o nhỏ là tiếng giật).
+ Gà gáy 5 tiếng là gà có tài (Ò – ó – o – o – o ).
+ Gà gáy ba tiếng, tiếng gáy như vậy không tốt, biểu lộ sự kém cỏi ( Ò – ó – o ).
2) Số âm thanh:
Âm thanh gà gáy trầm bổng khác nhau, nhiều giọng khác nhau. Tiếng cuối cùng là âm thanh hạ thấp nhất, không tốt, đa số dở.
Thí dụ : ò – ó – o – ò 4 tiếng (thấp, cao, vừa, thấp).
Tiếng cuối cùng là âm thanh vừa, gà ấy hay dở tùy con.
Thí dụ : ò – ó – o – o 4 tiếng (thấp, cao, vừa, vừa).
Tiếng cuối cùng được kéo dài, trong đó có 2 âm thanh thứ nhất là "vừa" và thứ hai là "thấp", dứt khoát gà ấy không nên dùng, tuy bền.
Thí dụ: ò – ó – o o oò 4 tiếng (thấp, cao, vừa, vừa kéo dài xuống thấp).
+ Nếu muốn biết âm thanh cuối cho rõ, ta lấy âm thanh cuối so với âm "vừa" thứ ba, nếu cuối cao hơn "vừa" là cao, thấp hơn "vừa" là thấp, bằng "vừa" là trung bình.
+ Gà gáy, tất cả tiếng đều to cùng nhau là tốt.
Âm minh trường: là con gà gáy tiếng cuối cùng, kéo dài đến hết hơi, gà ấy gan, nhưng kém tài.
Âm minh đoản: là con gà gáy tiếng cuối cùng ngắt, ngắn ngủn, gà ấy có vẻ gắt gao, gan dạ, tài ba.
Âm minh trung: gáy tiếng cuối không dài cũng không ngắn, gà ấy "văn võ song toàn", được mọi mặt.
Âm minh thủ đoản: gáy tiếng cuối ngắn, toàn tiếng gáy có vẻ rít nghe tựa tiếng gà tre, báo hiệu gà có biệt tài (gà độc) nhưng phải đều tiếng.
Âm minh hùng đoản: gáy tiếng cuối ngắn, toàn tiếng gáy to, ồ, gà ấy bền bỉ, gan dạ, có tài đá đòn.
Âm minh thư trường: tiếng cuối kéo dài, toàn tiếng như gà tre, ấy là gà kém.
Âm minh hùng trường: tiếng cuối kéo dài, toàn tiếng gáy to, ồ, không nét . Gà này có thể đòn tốt, bền nhưng không độc, đá kém hay.
+ Khi gà gáy miệng phải mở rộng mới có triển vọng, trái lại, lúc gáy mỏ khép kín, gà không khá.
+ Khi gáy mỏ dưới rung ít thì tốt, rung nhiều thì xấu, không rung càng quý.
+ Tiếng gáy không đều, chỗ to chỗ nhỏ, gà này chóng mệt, bở sức, kém bền.
+ Gà gáy 4 hay 5 tiếng, nhưng ngắt từng âm thanh rõ ràng, đó là gà hay, trái lại tiếng gáy không phân rõ âm thanh, là tiếng gà thường tài.
+ Ban đêm gà gáy đúng giờ, gà ấy có đòn tài, đòn độc, "quý tướng", thường trổ những đòn ấy vào những nước nhất định.
- TIẾNG RÍT: hay rít là gà dữ, "âm minh phụ". Gà rít to, mở rộng miệng thì tốt, nếu rít nhỏ trong miệng, thì phải kéo dài mới tốt.
- Song phụ âm minh và tam phụ âm minh: rít hai hay ba tiếng một lúc là gà độc, có tài lắm, miệng mở rộng rít tiếng lớn, gắt gao như heo rít.
Nếu "song phụ" và "tam phụ" được kèm theo những tiếng rít ngắn sau, đó là "linh kê" gà quý, đích thị chẳng sai.
+ Gà nào khi gáy, cổ gân lên, vẹo lệch không thẳng, đòn đá cũng kém ngay. Gáy mà cần cong, vẹo qua lại như rắn, con ấy kém bền.
- Gà ngọc: khi gà gáy ban đêm, ta nhìn trong miệng, thấy hơi sáng, nên có tục gọi là "gà ngậm ngọc", dĩ nhiên là phải quý rồi, nó là "linh kê".
- Gà túc: khi ta bắt, hoặc đụng đến mình nó, thì gà này kêu túc túc giòn tai, lại khi đang ra trưởng đá, bất kỳ ở hiệp nào, lúc vô nước, gà vẫn kêu túc túc tựa như gà kêu con, con này chiến lắm, thuộc loại "chiến kê".
- Gà trữ thực tả: thường thì bầu diều gà nằm bên phải, trái lại gà này ngược đời, có bầu diều nằm bên trái, ấy là "chiến kê".
Tóm lại, khi gáy cần cổ nên ngay thẳng, phát ra âm thanh rõ rệt, to lớn, gọn gàng, ngắt quãng, hơi rè khan, được thổi mạnh từ trong miệng phát ra ngoài, và khi dứt cũng ngắt gọn, ấy là tiếng gáy hoàn hảo, báo hiệu đó là một "chiến kê".
---oOo---
13. THẾ ĐÁ
Điều cần biết là con gà chẳng bao giờ đá một chân, nó luôn luôn nhảy lên đá bằng hai chân, "ngón nghề" trong võ thuật gọi là "song phi". Lúc nhảy đá gà dùng sức mạnh, phụ giúp bằng đôi cánh và bộ lông đuôi.
Nạp, xạ: lúc mới xáp trận, còn dư sức, gà không cần nắm mỏ đầu để làm điềum tựa mà đá, chỉ từ xa nhảy lên, vừa đá vừa đâm, gọi là "nạp", hoặc "xạ" hay "đòn buông"..
Đá lông: nó dùng mỏ nắm chặt bất cứ một chỗ nào làm điểm tựa rồi lấy sức nhảy đá, cánh quạt, cựa đâm, nắm lông mà đá.
Hồi mã thương: hai gà đang đánh nhau, bỗng có con "giả thua" bỏ chạy một vòng, địch thủ liền đuổi theo uy hiếp, không ngờ nó đứng lại, nghiêng qua, lấy thế thật nhanh thật mạnh, đá vào đầu vào cổ địch thủ, có khi nó trổ ngón nghề ấy hai, ba lần, và mỗi khi đá, đôi khi ta thấy nhồi liên tiếp ba bốn đòn, gọi là "hồi mã tam thương".
Sỏ, mé: cắn mép môi, hay mồm rồi đá trúng mặt, trúng cổ, địch thủ đau vô cùng.
Đá vai: lấy mỏ cắn vai rồi đá thốc lên.
Đá lông yếm: chui đầu xuống gần bụng, nắm lông ngực đá thốc lên, còn gọi là "đá bưng tô", nếu đòn này trúng, địch thủ sẽ lộn nhào có khi.
Lấn: dùng cần cổ lấn gà địch không cho đứng thăng bằng, thì làm sao địch trổ ngón được.
Vỉa tối: chui cổ vào cánh gà địch, ở luôn trong đó, cắn mổ da non như da nách, đùi non, kẹt cánh, nắm cho chắc mà đá lên, vừa đá vừa đâm, có khi trúng phổi, trúng hông, lợi hại vô cùng.
Vỉa sáng: chuyên luồn cổ vào cánh gà địch, thò đầu lên, bạ đân nắm đó, đá mạnh lên, đòn này sẽ gây cánh địch thủ, ưa bị xệ cánh và mất sức.
Khai vựa lúa: nắm mổ gà địch, dùng sức đá trúng cằm nó, chỗ ấy gọi là "chữ tử", và gọi là "đá hầu".
Đâm hang cua: dùng cựa đâm trúng "hang cua", ở trên ngựa cạnh dưới cổ, nếu đâm sâu, gã giãy chết trào máu miệng tại chỗ.
Nước nạp: lúc đầu mới vào đá, hai gà nhảy lên, bốn chân đọ mạnh vào nhau, nếu đôi cựa chạm nhau gọi là "khắc cựa".
Nước đứng: nước chịu đứng bền bỉ của gà, càng lâu càng đứng vững để chống trả.
Đi trên: khi đá gà chỉ nhắm vào phần trên địch thủ mà đá vào mỏ, đầu, cổ, ngực, lưng.
Chạy dưới: chỉ thích chui lòn dưới bụng, đội ngược lên, thừa cơ cắn đùi, ngực, bụng, để đấm đá.
Đòn đấm: cắn mổ đầu và nắm mồng lại giáng mạnh hai chân vào mặt, hầu, cổ, ngực v.v..của địch thủ.
Đá ngang: mổ đầu địch thủ, và đứng ngang một bên, đá vào cần cổ, vào mặt.
Quăng: đang đá, gà nhảy cao "quăng" đôi chân vào mặt địch thủ, có khi mạnh quá mình cùng xoay theo.
Liên cước: mổ một lần, đá hai, ba cái liên tiếp.
Độc cước: mổ một lần, đá một cái đích đáng.
Đá mã kỵ: đá trúng mu lưng địch thủ.
Thọc huyết: nhảy thật cao, khi mình gà rơi gần địch thủ, nó mới tung chân đá thọc vào ngực.
Đâm mắt cần: cần cổ gà có từng đốt ráp lại như mắt tre, nếu bị đâm trúng những "mắt" ấy, gà quẹo xương cổ, đứng quay mòng mòng.
(*) Dịch từ yuyu - langven.com
1/ “Thân trường hùng dã” : Thân = mình, trường = dài, dã = đẹp
2/ "Lưỡng túc tam phân" cựa dài ba phân (không rõ chữ túc ở đây chỉ cái chân hay cái cựa) Túc=Chân ( dùng chung cho người và vật ) còn Cựa (gà )gọi là Cự.
Phân không phải là số đo mà là Chia. Lưỡng túc tam phân = Hai chân chia làm 3 phần. ( trong Tam Quốc, có chương về Khổng Minh : Long Trung quyết kế thiên hạ tam phân )
3/ "Giác tâm nhi tiễn" : không rõ giác tâm là cái gì mà lại không được ngắn Giác = Biết, Tiễn = Tên. Giác tâm nhi tiễn dịch thoát là Phản Xạ, linh giác ( nhanh) như tên.
4/"Hậu biên bất đoản": Phần từ đùi đến đuôi không ngắn Biên có thể là Ranh Giới hay Đan, ken dịch thoát Hậu biên bất đoản nghĩa là đuôi không ngắn
5/ "Nhãn quang bất lộ": Mắt không lồi. Quang là ánh sáng . Nhãn quang bất lộ = ánh mắt không lộ
6/ "Đáo khứ huỳnh như phụng hoàng": Nhìn đằng sau lại trông giống như phượng hoàng Đáo= Đến, Khứ = Đi. Huỳnh=rạng rỡ, uy nghi Đáo khứ huỳnh như phụng hoàng = Đi đến oai nghi như phượng hoàng
7/câu cuối cùng: Thị ư thần kê dị dạng = Thật là con gà thần dị dạng. Nếu dịch thoát cả bài chỉ dựa theo phiên âm là : Mình dài khoẻ, đẹp Hai chân chia ba phần Phản xạ nhanh như tên bắn Đầu đuôi như nhau Hai cánh còn dài Đuôi không (bị) ngắn Ánh mắt không (bị) lộ Ngực ưỡn lên trời Đi lại oai nghi như phượng hoàng Thật là gà thần dị dạng.