Phương pháp này là phương pháp cải biên phương pháp out and out của Kelso
Tỉ dụ TB+MB sẽ cho ra những con gà đá hay gọi là X. Ông ta sẽ cho TB+MA, TB+MC luôn đây là những con gà đá có những đặc điểm tương tư. như X vì cả ba con đều là mái bổn, có thể gọi là X. Ông ta chọn con gà hay nhất trong đám X cho cản tiếp với gà mẹ MA, MB, MC, hoặc cho cản với dòng rặt gốc con của ba con mái trên, ví dụ MA là mái bổn đời F5 của dòng gà thì ông ta dùng con X hay đó cản mái bổn đời F6 ra con gọi là Xa. Xa sẽ mang nặng đặc điểm của giòng bổn ban đầu và thêm một số ưu điểm của TB; như vậy coi như Xa là giòng bổn cải biên. Đồng thời khi ông dùng TB cản với Xa coi như ông ta khóa gien TB và gien trội phối hợp của hai giòng, đúng là coi như tạo giòng mới nhưng không xa giòng cũ và rất dễ phối hợp lại bất cứ lúc nào để lập lại sự phối hợp đã thành công mà không sợ lạc dòng. Tùy theo con của TB và Xa đá ra sao ông ta có thể cản ngược lại mái, cản lại qua X hay tiếp tục TB+Xa. Ông ta cross như anh nói để tạo ra gà đem đá mà số con hay ra rất đều.
Nhân đây có người nói với tôi anh ta thử cản gà anh em và ra gà chạy. Anh ta nói cả trống và mái đều là tông dòng. Câu trả lời là đúng và không đúng. Tôi có dịp sẽ viết và vấn đề này
ganoiks-st đã viết :
|
Chào anh sư vương! Nếu không còn gà bố mẹ mà chỉ còn gà F1 của chúng thì có thể tạo con thuần giống cha hoặc giống mẹ được không anh! Thanhs anh trước.
|
Nếu chỉ nói đến danh từ làm thuần thì nguời chỉ làm thuần những gì có thôi. Vì vậy câu trả lời là không. Tuy vậy nói đến mục đích của làm thuần là lọc lựa những gì mình muốn và loại bỏ những gì mình không muốn thì câu trả lời là còn tùy vào con F1 có mang đặc tính con gà gốc bố hoặc mẹ mà mình muốn giữ khi làm thuần không? Nếu có thì câu trả lời là có thể và cơ hội thành công tùy thuộc vào những yếu tố sau:
1) Mức độ trội của gien mang đặc tính mà mình muốn giữ đó. Muốn biết đuợc anh nhìn vào đàn F1 coi có bao nhiêu con có mang những đặc tính đó. Càng nhiều cơ hội anh càng cao.
2) Anh có thể làm tăng cơ hội thành công bằng cách dùng trống mang nhiều đặc tính đó nhất và tìm những con mái có liên hệ họ hàng với con trống đó mua về cản, hoặc tìm mua trống liên hệ với F1 có mang đặc tính của con trống gốc về cản với mái F1. Cơ hội càng cao nếu gà liên hệ với F1 tìm đuợc để cản gần và mang nhiều đặc tính mình muốn giữ (anh em bà con là tốt nhất không những giữ đuợc đặc tính mà con có cơ hội vượt trội).
3) Và sau cùng anh cũng có thể thử cản trùng huyết anh em của F1. Với phương pháp này nếu thành công anh sẽ có gà hay và làm thuần rất dễ dàng sau đó. Tuy vậy mức độ thành công của anh thấp và khi thất bại anh thường phải bỏ cả đàn, không chơi đỡ được như F2 trong khi cản cận huyết chiều dọc. Khi cản trùng huyết anh em thất bại khi đặc tính chung bị thất bại; khi cản trùng huyết anh em rất nhiều gien lặn sẽ trồi lên trong đàn gà trong đó có cả gene nhát cựa, đứt hơi, nhát đòn trong quá khứ của dòng gà nọc bố hay mẹ, nếu nó nằm trong gene tổng hợp phải bỏ đàn gà, nếu nằm trong trong gene riêng rẽ phải lọai bỏ bằng cách giết hoặc cản cận huyết chiều dọc khử dần (không nên khử bằng cận huyết anh em vì như vậy có thể vô tình mình làm thuần luôn cái tính xấu đó. Vì cái đặc tính lập lại và hiện ra của cản cận huyết anh em, một số sư kê dùng phương pháp cản này để thử dòng gà. Phương pháp này càng dễ và mau thành công khi gà nọc bố hay mẹ càng thuần. Hơi khó áp dụng cho những con gà mang nhiều dòng máu không có gene nào trội hẳn.
Anh Mega2
Tôi không rõ cách cản gà outbred của một số sư kê Peru như anh nói, nhưng như trong bài viết về giòng gà Kelso họ có nói sơ về cách cản out and out của ông Kelso; in or out chỉ là danh từ chỉ phuơng pháp nào đó thôi, nguyên tắc vẫn vậy. Để tạo giòng gà cận hay trùng huyết, để tạo những con gà hay phối giống. Những phương pháp sau này đều dựa theo hai nguyên tắc đó cho dù in hay out. Nếu chưa in thì phải in cho có gà rặt rồi mới out, in rồi nếu không out thì nằm một chỗ không tiến.
Breedout của ông Kelso tuy khác với những sư kê khác là không cố giữ giòng gà mình có cho rặt rồi pha chút máu mới để giữ gà khỏe mạnh, căn bản vẫn là pha ra với những con gà rặt hay gần rặt, tuy phuơng pháp pha ra của ông gần giống như những sư kê VN, nhưng kết quả lại nắm vững và dễ kiểm soát hơn vì ông sử dụng những con gà rặt hay gần rặt để pha ra (outbred) từ từ. Từ xưa VN vẫn pha cận hay trùng huyết gà thịt, nói ngay là không chú trọng lắm trong sự pha giống gà thịt, chọn con to nhất trong bay nuôi cho cản trùng hay không không chú ý, khi đến gà đá thì cũng vậy, chọn con hay nhất nhưng tránh trùng huyết vì sợ ra gà chạy, hoặc nếu có cũng không có tính cách khoa học, tính toán châm máu mới mà chỉ cản để ra gà giống hay chỉ vì bất đặc dĩ hay tình cờ nên không có đuờng huớng lâu dài. In hay Out quan trọng là nắm vững nguyên tắc, chọn gà khéo léo để cho ra những con chiến kê căn bản vẫn là gà pha dựa theo những con gà rặt.
Hầu hết các sư kê đều tìm cách giữ dòng gà mình cho rặt. Kelso thì không vậy, ông viết:” Ngay sau khi cầm dòng gà của ông Madigine, tôi bắt đầu châm máu mới vào gà mái của ông Madigine”. Ông Kelso mua những con ga` giống của những sư kê chuyên gia tạo dòng ngay sau khi ông thấy nó đá, ông chú trọng đến con gà đá ra sao hơn là dòng đó tên gì. Ông sẽ dùng con gà mua đó cản với một con gà mái cùng bầy với con gà trống nào đá hay nhất của ông ta. Nếu thành công ông ta dùng con trống đó cản tiếp với những con mái khác cùng bầy.
**Ông này chắc có máu sư kê Việt** ..
Đại đa số chuồng gà ông này cản ra gà không có giá trị gì và gà trống bị đem vứt bỏ. Vứt bao nhiêu thì vứt, đó là phuơng pháp cản gà Out and Out của Kelso, và nó cũng là nền tảng của những con gà Kelso out and out chiến thắng ngòai trường cho đến ngày hôm nay. Gọi là Out and Out vì gà Kelso đuợc bấm lỗ ở màng ngón nọai con gà. Gà Kelso thuờng là ô ớt hay điều mật, chân vàng hoặc trắng. Mòng dâu nhỏ hoặc mòng lá
Cái hay của lối breed out của ông Kelso là lúc nào gà ông cũng có lối đá cập nhật nhất. Cái dở là tuy dùng gà khá rặt hay rặt nhưng phải bỏ nhiều gà vì khi hai con gà rặt hay gần rặt pha với nhau ra con bất thường nếu những con đó không liên hệ xa, vì vậy phải chọn gà pha với nhau rất cẩn thận, hoặc cản rất nhiều, thêm nữa nếu không có gà nhà hay thì phải đi mua gà giống hay (tốn tiền); tuy vậy ông Kelso rất giàu nên mua gà giống với ông cũng như nuôi nhiều không khó lắm (trừ mua gà của Boles); ông Kelso đã từng ký chi phiếu trống cho ông Boles để mua mấy con gà và yêu cầu ông Boles chỉ cách gây giống cũng như chọn gà để gây giống nhưng ông Boles từ chối.
Vì vậy tôi vẫn nghĩ điểm quan trọng vẫn là tạo giòng gà rặt có đặc tính riêng rồi sau đó breed in or out ra sao tùy hoàn cảnh và giòng gà để thích nghi. Một nguời thì số gà, chỗ, tiền bạc, số gà hay khác nhau để làm rặt bị giới hạn, nhiều người cản gà dựa trên và thấu hiểu nguyên tắc thì mức độ thành công sẽ mau và nhiều gấp bội.
Anh Mega2
Thông thuờng người ta hay nói đến thoái hóa cận huyết hay trùng huyết thì thì đúng hơn, trong bài trên người ta đề cập đến thoái hoá ngoại huyết hay đúng hơn là thoái hóa phân dòng. Thoái hóa phân giòng là sự thoái hóa của dòng gà khi cản với những giống mới một hay nhiều lần.
Trong bài họ bàn đến những con gà khởi đầu là những con gà tạo bởi trùng huyết để thành giống gà và thiên nhiên gạn lọc và đôi khi có giòng mới châm vào để giữ cho nòi giống khỏe mạnh và thích hợp nhưng đại đa số thú thiên nhiên đều rặt và trùng huyết. Khi có hai giòng gà khác nhau hợp lại ngoài những đặc tính cộng chung sẽ có những đặc tính mới và đôi khi chính vì vậy thiên nhiên cần gạn lọc lại.
Họ nói về thoái hóa thể hình một giống gà to cản với một giống gà nhỏ sẽ ra con trung bình, nhỏ to, đôi khi ra gà to hơn giống to, đôi khi ra gà nhỏ hơn giống nhỏ nhưng về lâu dài nếu cứ phối giống như vậy gà từ từ sẽ trung bình phần lợi về giống gà nhỏ, giống gà to thoái hóa hay giòng gà to thành gà trung bình hay nói cách khác bị nhỏ đi, trừ phi nó cản với giòng khác to hơn. Về thoái hóa phẩm chất, khi hai giòng gà pha với nhau, ví dụ hai giòng đá mu lưng (họ thí dụ gà bay cao dàn nạp và giòng đá lông vì họ chơi gà dao), pha với nhau sẽ có một số con đá mu lưng giống cha, một số giống mẹ, có nghĩa là số con đá mu lưng hay hơn sẽ giảm đi so với giòng rặt của nó (ví dụ dòng cha) và số con đá mu lưng dở hơn cũng giảm đi so với giòng gà mẹ (dĩ nhiên có thể có một vài con dở tệ, và một vài con đá mu lưng vuợt bực.), cho dù mình lấy con đá mu lưng vuợt bực đó (nếu là trống dễ biết, mái thì khó) cản với một giống đá mu lưng khác nữa, ra con ít có hi vọng có con giống cha mà đa số đá mu lưng trong khoảng giữa giòng gà vừa pha và giòng gà mới. Trong trường hợp pha giòng đá mu lưng và giòng đá hầu nhiều khi hủy hoại hết, ra con đá hầu không bằng cha, đá mu lưng không bằng mẹ hay ôm đấm mà xương lông dài nhanh giống bố mà con đá sỏ thì xương to chậm chạp giống mẹ. Cả hai trường hợp thoái hóa ngoại huyết trên có thể không thấy ngay, có thể lần pha đầu ra nhiều con đá mu lưng hay hay vuợt bực, hoặc đá sỏ đá mu lưng đều hay (rất hiếm), nhưng sau đó nếu cầm con gà hay đó pha tiếp thì nó sẽ thoái hóa. Nói cách khác đi đêm có ngày gặp ma và mất luôn giòng ban đầu. Hai truờng hợp trên mình thuờng cho là hai con không hợp và đa số là ai cản gà pha đều trải qua hai truờng hợp trên, vài thế hệ gà tụt hoặc cản hai chiến kê ra con đá không đủ khả năng thắng cả mấy bầy.
Ông Ray Boles (em của danh sư Bobby Boles), cho biết đó là vì sao cản cận huyết hay trùng huyết rất quan trọng, có vậy mới giữ dòng gà mình rặt, có vậy mới lọc ra đuợc những gene xấu trong dòng gà bằng cách giết hết những con dị tật, yếu đuối ( phương pháp culling) và tạo môi trường thích hợp khác nhau cho giòng gà mình thích ứng. Dĩ nhiên vẫn phải thỉnh thoảng châm máu mới, đây là lúc giòng gà của chúng tôi loãng ra, tôi chỉ pha một lần nếu con không có hi vọng gì có đặc tính của dòng pha thì tôi ngưng ngay, kiếm giòng khác, nhất chín nhì bù không pha loãng ra mãi.
Cản gà khó khăn thoái hóa cận huyết (khó khăn lúc đầu) thoái hóa phân giòng, gà hay, gà dở, gà hợp gà không chọn đúng gà … trải nhiều khó khăn, mới biết cản gà là khó biết bao gian nan; chưa kể mình tiến, nguời cũng tiến; sư kê còn vậy huống hồ thân gà đá.