Gà mắc bệnh đậu
Hỏi: Gà chọi mới được 6 tháng tuổi bị lên nốt như hạt ngô màu tím đỏ ở mặt, mào bị mốc trắng ăn uống vẫn bình thường, xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? (Khán giả Lê Xuân Vương – Chương Mỹ, Hà Nội)
Trả lời: Gà nhà anh mắc bệnh đậu kết hợp với bệnh vảy nến. Để điều trị cho đàn gà cần làm như sau:
– Khi gà có hiện tượng bệnh uống chất điện giải, Vitamin C, B1, đường Glucose và men tiêu hóa.
– Sát trùng vết thương, các nốt đậu bằng nước lá trầu không, dung dịch xanh Methylen 2%, sau đó bôi kháng sinh bột hoặc mỡ vào các nốt đậu như Tetracyclin, Penicillin, Streptomycin…theo trang choi da ga
– Để chống bội nhiễm:
+ Pha nước cho toàn đàn uống với một trong các loại kháng sinh như sau: IAMULIN, OXYTETRACYCLIN, AMPICILI, FU-OXIT… 2 lần/ngày, 2-3 giờ/lần, liên tục 3 ngày. cập nhật trên trang đá gà an tiền .
Để phòng bệnh, cần:
– Mỗi tuần pha nước cho toàn đàn uống liên tục 2-3 ngày, 2 lần/ngày, mỗi lần 2-3 giờ với chất điện giải, Vitamin C, B1, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.theo trang gà đá cựa sắt
– Mỗi tháng 1 đợt 7-10 ngày trộn thức ăn cho gà với các chế phẩm PREMIX KHOÁNG, PREMIX VITAMIN và các nguyên tố vi lượng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
– Sát trùng chuồng trại 1-2 lần/tuần với các thuốc sát trùng như HAN-IODIN 5%, BKA, ANTISEP,…
– Khi thời tiết thay đổi, độ ẩm cao, nên phun các dung dịch sát trùng.
Gà mắc bệnh tiêu chảy
Hỏi: Gà mua được về nuôi 6 ngày có biểu hiện ủ rũ, đi ngoài, phân dính hậu môn đã bị bệnh được 2 ngày nay. Tôi đã cho dùng thuốc cầu trùng nhưng không có biến chuyển. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? (Anh Nguyễn Hoàng Nam – Kim Bảng, Hà Nam)
Trả lời: Theo miêu tả của anh, rất có thể gà đã nhiễm vi khuẩn tiêu chảy xamonela, có thể do gà mẹ truyền sang qua trứng hoặc là nhiễm sớm qua ấp nở hoặc không đảm bảo vệ sinh. Cách khắc phục như sau: cho toàn đàn dùng 1 trong các thuốc sau: NEOMICIN, GENTACOSTRIM, DOXYGEN trộn thức ăn hoặc nước uống; tiêm GENTAMICIN, LINCOSPECTO theo hướng dẫn. Kết hợp bổ sung VITAMIN; tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh sát trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi. Để hiệu quả thì nên chủ động phòng bệnh bằng cách vệ sinh, sát trùng chuồng trại, tăng sức đề kháng cho gà. Khi gà mắc bệnh cần chọn lọc loại thải chặt chẽ những con có bệnh nặng sau đó điều trị toàn đàn.
Điều trị bệnh thiếu vitamin cho vịt
Hỏi: Vịt đẻ được gần 1 năm, ăn kém, tụt lông cánh, ăn uống rất thất thường, lúc ít, lúc nhiều, bỏ ăn. Xin hỏi cách khắc phục? (Khán giả Nguyễn Văn Ty – Hợp Hòa, Sơn Dương, Tuyên Quang)
Trả lời: PGS,TS Phạm Ngọc Thạch chẩn đoán vịt của gia đình ông đã bị thiếu vitamin và nguyên tố vi lượng, do vậy để phòng và điều trị bệnh có hiệu quả ông cần thực hiện như sau:
– Pha Vitamin nhóm B cho uống với liều 5-10mg/ngày, liên tục trong vòng 3-5 ngày hoặc tiêm với liều 5-10mg/1 kg thể trọng/ ngày, dùng liên tục trong vòng 3-5 ngày.
– Bổ sung các nguyên tố vi lường dưới dạng PREMIX vào khẩu phần ăn hàng ngày với liều lượng 0,15-0,2 mg/kg thức ăn.