Thông thường, sau khi mua về, các bạn chỉ ngâm lúa wa 1 lần khoảng 30 phút rồi chắt nước và cho Gà ăn. Nhưng theo các Sư Kê mà Ba Gà tôi từng gặp cho biết: Vì lúa là thức ăn chính dành cho Gà đá nên ko thể phớt lờ vấn đề này đc. Chọn lúa cho gà ăn, phải là loại lúa tốt, tròn, chắc hạt, nhặt kỹ hạt lép, các thứ dơ bẩn, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn. Tránh ngâm Lúa wa đêm vì có thể lúc này Lúa đã nảy những mầm nhỏ, chứa nhiều độc tố ko tốt cho Gà. Đó là lý do tại sao sau khi đãi Lúa trong nước sạch, các Sư Kê lại phơi khô rồi mới cho gà ăn vì nếu ko may Gà bị ko tiêu thì Lúa ngâm có điều kiện nảy mầm trong bầu diều Gà. theo trang gà đá trực tuyến .
*** Rau xanh ***
Các loại rau xanh có rất nhiều Vitamin K, thành phần giải độc hữu hiệu trong tự nhiên, ngoài ra còn cung cấp các khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, làm giảm thân nhiệt cho Gà trong những ngày nóng. Các loại rau phổ biến thường dùng như: xà lách, giá, rau muống. Riêng cà chua, một số Sư Kê cho rằng loại trái này làm gà yếu đường ruột, đi phân lỏng, ko tốt khi Gà đang trong “Chế độ đá”.
*** Mồi ***
Mồi giúp bổ sung các chất đạm, protein, hồi phục sức khỏe và tăng độ hưng phấn cho Gà đá. Hiện nay, các Sư Kê khuyên dùng Sâu Supper Worm trong bữa Mồi cho Chiến Kê nhưng các bạn có thể linh động với những loại Mồi có sẵn hoặc ít tốn kém. Sau đây là các loại Mồi thường dùng cho Gà đá và công dụng chính của chúng: _ Sâu Supper Worm (12k/100g): kích thích hưng phấn cho thi đấu (thường là khẩu phần Mồi trong “Chế độ đá”), kích thích thay lông (thúc đẩy quá trình thay lông, góp phần giúp lông óng mượt, chắc khỏe) _ Lươn con (10k/~10 con): Bổ sung máu (dành cho Gà bị tái mặt, tím mồng) _ Thịt bò (22k/100g): Phát triển cơ (dành cho Gà bị suy, ốm, gió nhẹ) _ Tép (7k/100g): Hỗ trợ chắc xương _ Cá chép con (13k/100g): Dành cho Gà đang giảm cân _ Dế (17k/100g): dùng trong những ngày giá rét, dế có tính nhiệt.
*** Phụ Gia ***
Các loại phụ gia như :
_ Tỏi: rất tốt cho hệ tiêu hóa, thông thường các Sư Kê vẫn cho Gà ăn kèm thêm 1 ít tỏi sau bữa chiều nhằm tránh chứng khó tiêu và tỏi có tác dụng rất tốt giúp Gà ko bị Gió.
_ Gừng: có tác dụng làm ấm Gà khi thời tiết mưa gió nhiều hoặc sang mùa đông. 1 ít gừng giã nhuyễn trc khi cho Gà vào chuồng sẽ giúp Gà có 1 giấc ngủ ngon.
_ Rượu: ngoài tác dụng làm ấm Gà vào buổi tối, rượu còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống muỗi, thứ côn trùng làm cho Chiến Kê của bạn ko ngủ ngon giấc và mất sức trong những trận đấu.
_ Trà: nước trà đặc được phết lên da gà mỗi ngày 2 lần sẽ có tác dụng rất tốt phòng chống các bệnh nấm mốc, lác mồng, vảy bọng, nang lườn...
Ngoài ra, theo 1 số Sư Kê cho biết: nếu kết hợp tắm gà hằng ngày bằng nước trà loãng và phết nước trà đặc lên da gà thường xuyên thì khi vô tay sẽ có cảm nhận rất khác (dẻo như đất sét) so với những chiến kê tắm nước ấm và vô rượu nghệ (cứng như cục sắt). Theo kinh nghiệm của họ thì Gà dùng nước trà sẽ có những bước di chuyển khéo léo, đòn thế uyển chuyển và tránh né nhanh nhẹn.
Các Sư Kê còn truyền lại 1 bí quyết nữa, khi Gà khoảng 8-10 tháng, cho uống 1 lượng 10ml nước trà đặc sau bữa chiều, nếu sáng hôm sau thấy gà đi phân có nhớt thì thành công. Bí quyết này giúp Gà vẫn có 1 đôi chân chắc khỏe sau 2-3 mùa lông mà ko có dấu hiệu yếu khớp gối như những Chiến Kê khác ko đc áp dụng.
Cách chăm sóc:
_ Gà thiếu nắng sẽ có nguy cơ ủ rất nhiều loại bệnh như: rụng lông, chí rận, tái mặt, lác mồng, nấm mốc… vì thế, ít nhất mỗi ngày Gà phải được phơi nắng 1 lần, thời gian phơi nắng khoảng 15-20’ trong tầm từ 7:00 đến 10:00 sáng. _ Việc ăn uống phải tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc, tránh Gà bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến 1 số bệnh như: ko tiêu, biếng ăn, đi phân trắng… _ Ngủ nghỉ cũng phải đúng giờ, nếu thấy gà hay ngủ gật ban ngày thì chắc chắn rằng ban đêm Gà ngủ ko ngon giấc vì bị muỗi cắn, bị giật mình vì ồn ào hoặc bị bỏ đói…