Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Sinh Sản
Việc nuôi gà Đông Tảo Sinh Sản không khó nhưng cũng chẳng phải dễ để đạt kết quả tốt nhất bạn buộc phải tuân thủ theo các quy tắc nghiêm ngặt sau đây mới hòng có một kết quả mỹ mãn .
- QUY ĐỊNH CHUNG
– Khi ra vào chuồng nuôi mọi người đều phải tuân thủ các bước tiêu độc, vô trùng theo quy định của trại.
– Công nhân và cán bộ kỹ thuật phụ trách phải có mặt tại trại đúng giờ quy định 7 giờ và 13 giờ; thay y phục, bảo hộ lao động (tại nơi quy định) trước khi vào khu vực chăn nuôi và chấp hành nghiêm thời gian làm ngoài giờ theo lịch phân công trực nhật.
– Công nhân chăm sóc nuôi dưỡng và cán bộ kỹ thuật phụ trách ở các khu chăn nuôi phải chuyên biệt. Cán bộ kỹ thuật đi kiểm tra phải tuân thủ khâu vô trùng trước khi sang khu chăn nuôi khác.
– Cán bộ kỹ thuật phải báo cáo cho BLĐ trại về tình hình sản xuất, tình hình dịch bệnh lúc 8 giờ và 14 giờ. Xin ý kiến lãnh đạo trại để giải quyết các công việc đột xuất; nếu Lãnh đạo trại không giải quyết được phải báo cáo về phòng KT-CTGNN để được hỗ trợ hoặc xin ý kiến Ban Giám Đốc.
– Hàng tuần trưởng trại họp CBKT và công nhân để đánh giá kết quả thực hiện QTKT sản xuất tại trại và rút kinh nghiệm, đưa ra hướng khắc phục tồn tại.
I . CHUỒNG TRẠI
– Chọn khu đất yên tĩnh, cao ráo, thoáng mát, phải đảm bảo tránh mưa tạt, gió lùa, đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi ngày và đêm chênh lệch không cao, tránh chim chuột, dễ chăm sóc và dễ quản lý.
– Vách chuồng xây gạch cao 0,5 m, phía trên sử dụng lưới nilon cao >3 m để ngăn các ô chuồng với nhau và không cho gà bay qua lại giữa các ô chuồng.
– Các ổ đẻ được đặt liền nhau cao 0,5 m phía góc chuồng hoặc xung quanh chuồng.
– Hệ thống máng ăn máng uống đặt liền nhau
– Sào đậu cho gà ngủ ban đêm: Mặt sào cách nền chuồng 40 cm, cách tường 25 cm, cây cách cây 50 cm (nếu sử dụng sàn đậu thì diện tích sàn đậu chiếm 1/4 diện tích chuồng nuôi. Sàn đậu có thể làm bằng tre hoặc tràm).
III. KỸ THUẬT NUÔI
3.1. Giai đoạn úm
3.2. Giai đoạn gà giò (4 – 9 tuần)
– Mật độ nuôi: 1 con/m2
– Thời gian chiếu sáng 18/24 giờ
+ Ban ngày: sử dụng ánh sáng tự nhiên.
+ Ban đêm thắp sáng bằng bóng điện loại 4U: 4-6 giờ và từ 18 giờ đến 22 giờ. Trong trường hợp thời tiết thay đổi, gà có biểu hiện lạnh (dồn đống) thì thắp bóng đèn tròn 75W để sưởi ấm cho đàn gà (1 bóng/25 m2, treo cao so với nền chuồng 1 – 1,5m).
– Bố trí máng ăn, máng uống: máng ăn máng uống đặt liền nhau, sử dụng kiểu máng tròn (đường kính 15 cm), bình quân 30 – 40 con/máng, treo cao 5 – 10 cm so với nền chuồng.
– Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cho gà ăn 4 lần/ngày. Lần 1: sáng 07h30 (40%), lần 2: 10h30 (20%), lần 3: 13h 30 (15%), lần 4: 16h30 (25%).
– Chuyển cho ăn thức ăn gà hậu bị ở 9 tuần tuổi. Giai đoạn 9 tuần tuổi trọng lượng gà mái phải đạt 730gr/con.
– Nước uống: Thường xuyên kiểm tra và châm nước vào máng uống cho gà, đảm bảo gà luôn có đủ nước uống (đặc biệt khi cho gà ăn). Trước khi châm nước mới vào bình phải loại bỏ nước cặn trong bình. Dùng nước mưa, nước máy, trường hợp dùng nước giếng phải đảm bảo tiêu chuẩn nước (bảng 4 phần phụ lục 1).
– Chọn gà hậu bị: Cuối tuần thứ 9 (chọn theo tiêu chuẩn chọn giống gà hậu bị ở bảng 2 phần phụ lục 1). Tách đàn trống mái nuôi riêng, những con không đạt chuẩn giống chuyển sang nuôi gà thịt.
3.3. Giai đoạn gà hậu bị (tuần 10– 19)
– Mật độ nuôi: 5 – 6 con/m2
– Chiếu sáng: Sử dụng ánh sáng tự nhiên
– Thức ăn và nước uống: Cho ăn tăng dần theo thể trọng, định mức ở tuần thứ 10: 55gr/con/ngày, tuần thứ 19 là 85gr/con/ngày (theo bảng 1); tuần thứ 19 chuyển sang thức ăn gà đẻ. Nước uống Tương tự như gà giò.
* Ghi chú: Giai đoạn này máng ăn, máng uống phải bố trí hợp lý để đảm bảo đàn gà phát triển đồng đều.
– Kiểm tra mức độ tăng trọng của gà hậu bị: 2 tuần kiểm tra 1 lần, cân 10% trên tổng đàn (cân lúc buổi chiều mát hoặc lúc trời tối để hạn chế strees cho đàn gà). Từ kết quả kiểm tra thể trọng để phân đàn và điều chỉnh định mức ăn cho gà. Nếu trọng lượng gà cao hơn hoặc thấp hơn trọng lượng chuẩn 15% thì giảm hoặc tăng thức ăn 5% (trọng lượng chuẩn xem bảng 5 phụ lục 1).
– Tuần thứ 16 xổ lãi cho gà.
– Chọn gà để nuôi đẻ: cuối tuần thứ 18 phân loại gà, chọn những con đạt chuẩn làm mái sinh sản (bảng 5 phần phụ lục).
3.4. Giai đoạn gà đẻ (từ tuần thứ 19 trở đi )
– Mật độ nuôi: 4 – 5 con/m2; gà trống và gà mái nuôi chung, tỷ lệ trống/mái: 1/8-1/10
– Thời gian chiếu sáng: (đảm bảo16 giờ)
+ Tuần 20: Từ 6 giờ sáng đến 20 giờ đêm
+ Tuần 21: Từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm
+ Từ tuần 22 trở đi: Từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm
Dùng bóng đèn loại 04 U (40W), treo cách nền chuồng cao > 2 m, khoảng cách 2 bóng 2,5 m. Trong trường hợp ban ngày nhưng ánh sáng không đủ do trời mưa hoặc mây che mặt trời làm tối chuồng nuôi thì cũng phải mở rèm che hoặc bóng đèn cho đủ ánh sáng (gà mổ thức ăn được).
– Thức ăn: Cho ăn thức ăn gà đẻ; định mức 85-93gr/con/ngày (tỷ lệ trứng tăng 10% thì thức ăn tăng 4% nhưng lượng thức ăn/con/ngày không quá 120gr/con/ngày (Xem bảng 1 phần phụ lục 1).
– Chăm sóc:
+ Máng ăn: sử dụng máng ăn tròn đường kính 40 cm, treo cách mặt đất 15 – 20 cm, bình quân 20 – 30 con/máng.
+ Cho ăn 2 lần/ngày (sáng cho ăn 75% lượng thức ăn/ngày, chiều cho ăn 25% thức ăn còn lại). Thời điểm cho ăn: sáng lúc 8 giờ, chiều 14 giờ.
+ Nước uống: Đảm bảo 250ml/con/mgày; sử dụng loại bình chứa nước 8 lít, bình quân 20 – 30 con/bình, đặt bình nước uống cách máng ăn 1m; cao cách nền 15 – 20 cm.
+ Vệ sinh chuồng:
Nền chuồng: 1-2 ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi
xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh, Chuồng nuôi có mùi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, để cửa thông thoáng. Giữ lớp đệm khô ráo, để ý khu vực máng uống, nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.
thay chất độn chuồng phải nhẹ nhàng tránh gây xáo trộn mạnh)
+ Thường xuyên kiểm tra cách ly những con bệnh và loại những con nghi mắc bệnh
truyền nhiễm.
+ Theo dõi loại bỏ những con đẻ năng suất không cao.
- VỆ SINH PHÒNG BỆNH:
4.1 Vệ sinh, sát trùng:
* Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi:
– Loại bỏ những rèm cũ (rách), mang xa khu vực nuôi dưỡng xử lý.
– Rửa toàn bộ chuồng, lồng, rèm, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống,….) sau đó phơi khô và phun thuốc sát trùng toàn bộ trần, tường của chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, khu vực xunh quanh chuồng nuôi bằng dung dịch formol 2%. Sau đó để trống chuồng từ 7-14 ngày.
– Thao tác vệ sinh chuồng cần tuân thủ:
+ Đưa tất cả trang thiết bị ra ngoài, ngâm vào nước cọ rửa, đánh sạch những chất bẩn
+ Sát trùng bằng thuốc sát trùng như Biodin, formol, benkocid…..
+ Để trống chuồng
– Bố trí hố sát trùng trước cổng chuồng Sulfat đồng 5%
* Con người:
– Hạn chế khách thăm viếng
– Khách tham quan (có sự chấp thuận của Trung tâm hoặc BLĐ trại) vào trại phải mặc
đồ bảo hộ và tuân thủ theo quy trình tiêu độc của trại.
– Cán bộ kỹ thuật và công nhân phải chấp hành nghiêm quy định:
+ Mặc và thay đồ bảo hộ lao động khi vào trại và ra khỏi trại tại nơi quy định.
+ Thực hiện nghiêm các thao tác đi vào trại như: Lội qua hố sát trùng, hạn chế đi lại
giữa các khu vực nuôi.
4.2. Phòng bệnh:
– Phòng bằng kháng sinh và tăng cường sức đề kháng:
Vào giai đoạn giao mùa tháng (9, 10, 11, 2, 3, 4 ân lịch) và những thời điểm khí hậu thay đổi đột ngột phải dùng kháng sinh và chất tăng sức đề kháng phòng chống stress và phòng bệnh viêm đường hô hấp.
– Phòng bằng vaccine: Tiêm phòng lặp lại bệnh các bệnh THT, Newcastle và H5N1 sau 5-6 tháng tiêm (xem phụ lục 2).
- THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN TRỨNG
5.1. Thu hoạch trứng
– Thu hoạch trứng: 3 lần/ngày: Lần 1: 9 – 10 giờ; lần 2: 13 giờ; lần 3: 16 giờ
Sau khi thu trứng phải phân loại: Trứng đạt tiêu chuẩn giống đặt nhẹ nhàng vào khay, đầu lớn quay lên trên, chuyển vào kho bảo quản, đánh số và xếp theo lô; trứng không đạt tiêu chuẩn để riêng (bán thương phẩm).
– Các khay xếp chồng lên nhau ( khay nhựa không quá 8 khay, khay giấy 3-4 khay)
5.2. Bảo quản trứng để ấp
– Nhiệt độ và ẩm độ bảo quản tốt nhất 15-20oC
– Ẩm độ 75%
– Thời gian bảo quản trứng tốt nhất không quá 5 ngày