Hướng dẫn chăm sóc vần gà non từ 7 tháng trở đi
Công thức này gồm có 3 phần là:
- Om bóp vào nghệ gồm có 3 ngày vào nghệ - 4 ngày xả nghệ bằng lá ngải cứu nấu chín.
- Vần gà gồm có 3 lần đi hơi – 4 lần đánh đòn là cho gà ra trường. theo trang
http://choidaga.com/- Nuôi dưỡng.
I . Om bóp vào nghệ:
1 . Nguyên liệu om bóp:
700 grams nghệ ta lấy củ nghệ già xay hoặc giã mịn, Xuyên khung thái nhỏ + long lão 20.000 VND (Mua tại hiệu thuốc bắc), 2lít rượu trắng 40 – 45 độ, 1 cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái. Tất cả cho ngâm chung vào với nhau. Sau 1 tháng mang ra dùng. (Muốn cho gà được đỏ đẹp bóng bẩy như cách dùng nghệ miền Nam thì nên cho thêm một chút huyết giác) theo trang http:
http://choigada.weebly.com/2. áp dụng:
Khi gà đã được thử nghiệm kiểm tra và sau khi cắt tai tích và tỉa lông thì ta bắt đầu cho gà vào om bóp vần vỗ theo chế độ.
- Buổi tối sau khi cho gà ăn uống đấy đủ xong thì thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do, dùng 1 cái ly thủy tinh để chứa hỗn hợp thuốc dùng cho việc om bóp. Dùng chổi sơn nhỏ 1 cm hoặc chổi vẽ nhỏ quét hỗn hợp nghệ vào những phần da đã được cắt tỉa lông cho đều một lượt, thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do và để cho khô da rồi nhốt gà lại cho gà đi ngủ.theo trang
chăm sóc gà đá - Sáng sớm ngày hôm sau ta bắt gà thả ra cho gà đi lại vỗ cánh tự do một chút sau đó lấy 1 cái khăn mặt bông thấm nước nóng vắt khô khoảng 50% nước, lau qua cho gà một lượt vào những chỗ mà ta đã quét nghệ. Thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh một lúc rồi nhốt gà lại.
- Cách vào nghệ này ta làm liên tục 3 ngày do vậy mà nó mới có tên là vào 3.
3. Lưu ý:
- Sau khi gà đánh đấm vần vỗ về 3 ngày sau ta mới vào nghệ cho gà bởi đây là thời gian cho gà nghỉ ngơi dưỡng sức chữa thương.
- Gà thiếu thịt không nên vào nghệ (nếu có vào nghệ thì thật sự phải có kinh nghiệm, bằng không thì coi như là khó nói).
4. Xả nghệ:
- Lá ngải cứu mua về rửa sạch sau đó ta cho vào nồi nhỏ nấu chín.
- Để nước trong nồi sôi lưu diu, ta lấy 1 cái khăn mặt bông khoảng 30 – 45 Cm gấp 2, gấp 4 lại rồi nhúng vào trong nồi nước lá ngải, vắt khô nước khoảng 80 – 90% và nhớ là không được để khăn nóng quá vì khăn nóng quá sẽ làm cháy da gà (Tay cầm khăn quệt qua ta không cầm khăn để kiểm tra độ nóng của khăn) sau đó ủ khăn vào những vị trí mà ta đã cắt tỉa lông rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nhúng lại khăn vào nồi nước rồi vắt khô như đã nói sau đó lau vào những vị trí vừa mới làm và làm lần lượt như vậy cho đến khi hoàn thiện chu trình.
- Cách xả nghệ này ta làm liên tục 4 ngày do vậy mà nó mới có tên là ra 4.
II. Chế độ vần gà:
1. Kỳ đòn 1:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 1 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 4 – 5 ngày vì là gà non.
Tranh thủ thời gian ta cắt tai tích cho gà hoặc cắt trước sau gì đó là do sở thích và quan điểm của từng người. Còn Khánh tui cứ gà gáy rõ tiếng là cắt tai tích.
2. Kỳ hơi 1:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 3 hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 9 ngày.
3. Kỳ đòn 2:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 2 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 6 – 8 ngày tùy theo thương tích.
4. Kỳ hơi 2:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 4 hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 - 35 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 12 - 14 ngày.
5. Kỳ đòn 3:
Ta tìm con gà bằng chạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 4 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 14 - 16 ngày tùy theo thương tích.
6. Kỳ hơi 3:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng 4 hồ (Mỗi hồ từ 30 – 40 – 50 - 60 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 – 22 ngày.
7. Kỳ đòn 4:
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đá đòn khoảng 6 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 - 24 ngày tùy theo thương tích.
(Kỳ này ta có thể cáp độ đá bao trong khoảng 6 hồ thắng thua gì thì hết 6 hồ là bê lên cốt là để lấy kỳ vần. Nhưng vẫn có những con gà tài không đơi tuổi do vậy mà không cần phải vần đủ thời gian giống như công thức, chỉ cần được 4 hồ đòn và 100 phút hơi là cho gà xuất chinh đi chiế đấu được rồi).
8. Lưu ý:
- Gà vụ lông 1: Gà vụ lông 1 sau khi đã kiểm tra đòn lối thấy ok rồi, ta cho gà vào chế độ đến một thời gian nhất định khi gà đã đảm bảo được đầy đủ yếu tố để ra trường thì cứ yên tâm cho ra ( Gà lông 1 rất dễ trong việc vần vỗ).
- Gà vụ lông 2: Gà vụ lông 2 vần vỗ rất mất thời gian và cẩn thận vì chỉ cần nóng vội sơ xuất là có thể hỏng con gà. Do vậy mà khi vần hơi hoặc vần đòn ta đều phải tăng từ từ không được tăng quá nhanh vì nó không giống gà vụ lông 1 bởi nó bị gián đoạn trong thời gian nghỉ thay lông. (Nhưng là gà vụ lông lỡ thì không có vấn đề gì cả, ta vần như gà vụ lông 1).
Gà vụ lông 2 trước khi cho gà vào chế độ, trong thời kỳ gà còn chưa khô lông thì ta nên tập tay cho gà có gân gối vững vàng cứng cáp trước khi đưa vào chế độ.
- Trước khi ra trường ta xả nghệ 5 ngày và không om ngày cuối. mà thả ra chuồng rộng, thoáng mát và tránh mưa nắng để cho gà đi lại thoải mái cho xung gà.
- Sau trận chiến hay kỳ vần ta phải cho gà ngâm chân từ 5 - 20 phút trong nước lạnh, ngâm ngập đến đầu gối để làm mát chân gà và tránh gà bị xưng cụm bàn.
- Khoảng 2 giờ sau thì dùng thuốc nhỏ mắt V-Rohto loại chai màu nâu nhỏ vào mắt gà làm cho sạch cát bụi và trị đau mắt, dùng thuốc bóp lau quét vào cho gà để làm tan đòn mỗi ngày 2 lần sáng chiều.
- Vần xong khoảng 3 – 4 giờ sau cho ăn cơm trộm với thóc ngâm 1 ngày, nếu cẩn thận thì ta cho ăn 2 – 3 ngày (Tùy theo từng trận chiến và sức khỏe của gà).
- Sau các trận đánh đấm 3 – 4 ngay ta cho gà chạy lồng để rèn luyện thể lực. gà chạy lồng xong thước khi nhốt gà ta nên massager cho gà (Chú ý tùy vào thể trạng con gà và mỗi trận đấu để có thể cho gà tập sớm hoặc muộn).
- Do đặc thù của thời tiết miền Bắc mà trong cách thức om bóp theo từng mùa cũng phải linh động cho phù hợp tránh gà bị nhiễm lạnh. Mùa Đông khi om xong tốt nhất là lấy máy sấy tóc sấy khô cho gà rồ sau đó thà ra cho gà vỗ cánh.
- Hàng ngày trước khi gà đi ngủ ta lấy hỗn hợp rượu om gà rồi lấy chổi sơm hoặc chổi vẽ quét vào chân quản gà để cho chân quản gà được khô cứng rắn chắc.
- Về mùa đông lạnh giá ta cho gà nghỉ dưỡng thương 5 ngày/1 hồ đòn vì mùa đông gà hồi phục thể trạng chậm hơn các mùa khác trong năm.
III. Nuôi dưỡng:
1. Thức ăn cho gà:
Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn cho gà. Thóc (Lúa) hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn cho gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định. Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước. Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió má.
2. Nuôi nhốt gà:
Trong thời gian cho gà vào chế độ om vần ta lên nhốt gà vào chuồng có diện tích tối thiểu 2 m2 nền đất hoặc cát mền, có cầu tre để cho gà nhảy nhót vui chơi. Tối cho gà đi ngủ phải cho vào bồ hoặc chụp nhưng nhớ là phải mắc màn và che đậy cẩn thận tránh muỗi đốt và gió má là ảnh hưởng tới sức khỏe của gà.