Cấu tạo diều
Diều là một bộ phận của hệ thống tiêu hóa và là phần dãn nở của thực quản cách cuống họng cỡ 30 cm nơi
thức ăn được dự trữ (tạm thời) và “làm mềm” bằng dịch vị và nước bọt từ miệng trước khi đi vào dạ dày.
Dạ dày gà gồm hai phần, bao tử (proventriculus) và mề (ventriculus).
Thức ăn đi từ diều vào bao tử, nơi tiết các enzyme để hỗ trợ việc tiêu hóa; một trong số đó là pepsin kích thích bao tử tiết ra dịch vị (hydrochloric acid) làm giảm PH để hỗ trợ việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất, và cũng giúp làm tan sỏi can-xi (thường là vỏ sò) để hấp thụ can-xi.
Những enzyme này ngấm vào
thức ăn khi nó đi vào mề. Mề là bộ phận có kích thước nhỏ nên không thể xử lý nhiều
thức ăn. Nó bao gồm hai mảnh cơ dày hình ô-van với lớp bề mặt có gai. Mề chứa những viên sỏi nhỏ mà gà ăn vào để “nghiền”
thức ăn. Một khi
thức ăn qua công đoạn “nghiền” tại mề, nó đi vào ruột nơi việc tiêu hóa và hấp thụ thực sự diễn ra.
Diều thường bị chướng vì không thể đẩy
thức ăn qua dạ dày và
thức ăn tồn đọng tại diều quá lâu. Bên cạnh việc thiếu chất, diều còn bị chướng (đôi khi rất to), gà thường bỏ ăn uống và trở nên rất yếu. Việc giữ thăng bằng bị ảnh hưởng (bạn sẽ thấy khi gà cố đứng trên chạc), chúng thường ngoặt đầu, cổ ra sau, ra trước và há mỏ; đôi khi hành xử như thể bị hóc thứ gì đó và lắc đầu. Bầu diều chướng rờ thấy cứng hay đôi khi rất mềm. Với tình trạng sau, bạn thường ngửi thấy mùi khó ngửi từ miệng gà mà nó vốn bắt nguồn từ
thức ăn lên men trong diều.
Hệ thống tiêu hóa của gà. 1: thực quản, 2: diều, 3: bao tử và mề, 4: gan và mật, 5: ruột non, 6: ruột tịt, 7: ruột già, 8: huyệt.
Có nhiều nguyên nhân gây chướng diều và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Chất xơ
Chất xơ rất cần thiết cho việc tiêu hóa (có trong rau và hạt) và giống như con người, chất xơ cũng rất quan trọng đối với sức khỏe và tiêu hóa của gà. Khi gà không ăn đủ chất xơ thì ruột sẽ không được kích thích đầy đủ, hạn chế quá trình tiêu hóa gây ké (diều không thể đẩy
thức ăn đi). Tuy nhiên, khác với con người, việc thiếu chất xơ hiếm khi gây ra vấn đề trong khi quá nhiều chất xơ (bởi khác biệt về cấu tạo của hệ thống tiêu hóa giữa người với gia cầm) thường dẫn đến trục trặc về tiêu hóa từ đó gây ra ké (stasis).
Những chất liệu dài và dai như cỏ tươi, rơm hay cỏ khô (thậm chí cả lông) thường là nguồn gây ké mà chúng thường dính với nhau thành một cục bùi nhùi khiến cho diều không thể đẩy ra ngoài. Bùi nhùi thường rất lớn (mọi
thức ăn đều kẹt cứng, không thể đi qua) hoặc một phần (cho phép một phần
thức ăn đi qua) mà cả hai đều dẫn đến ké diều.
Ăn quá nhiều chất xơ mà lại uống ít cũng có thể rất tai hại, bởi khi gà uống ít thì diều không thể hoạt động một cách hiệu quả, việc này có thể dẫn đến sự vón cục (
thức ăn mất nước) điều khiến gà uống quá nhiều nước và diều trở nên căng phồng và yếu ớt (hình dưới), làm dãn cơ khiến diều không thể hoạt động hiệu quả.
Thông điệp đó là lượng chất xơ trong khẩu phần
thức ăn cần được theo dõi một cách đặc biệt một khi gà có vấn đề về tiêu hóa. Nếu gà được thả rông thì tránh không cho chúng ăn cỏ vốn dài hơn khi để chúng tự ăn và nếu bạn muốn cho chúng ăn thì hãy cắt thành từng miếng nhỏ và đừng cho ăn quá nhiều một lần.
Gà không được thả rông hay không có nguồn
thức ăn thay thế hoặc thiếu chất cũng ăn những chất xơ như rơm, cỏ khô hay những chất xơ lót nền (đôi khi chỉ là tò mò). Hãy đảm bảo gà của bạn luôn có nguồn
thức ăn đầy đủ thậm chí ngay cả trong trường hợp thả rông.
Bội thực
Bội thực
thức ăn và nước uống cũng gây ra bệnh! Đặc biệt trong mùa nóng nực khi gà ngốn quá nhiều nước. Bội thực có thể xảy ra khi gà được cho ăn thả dàn hoặc được cho ăn thêm dẫu đã no hoặc ăn dồn quá nhiều một lần. Chúng sẽ xơi hết, trữ
thức ăn theo thói quen săn mồi, và khi điều này xảy ra diều bị căng tối đa (hay khi được cho ăn dồn quá nhiều một lần) thì nó sẽ làm bầu diều nở to và dãn cơ. Bầu diều quá căng sẽ làm dãn cơ… giống như trường hợp quả bong bóng, bạn có thể thấy một khi lấy hết những thứ bên trong (dù nước hay không khí) thì nó cũng không thể lấy lại hình dạng ban đầu. Nếu điều này xảy ra thường xuyên và cơ bị dãn nhiều thì chức năng đẩy
thức ăn sẽ bị ảnh hưởng và thậm chí có thể dẫn đến tổn thương thường trực hay vết rạn.
Dạng tổn thương này không xảy ra thường xuyên, tuy nhiên nó lại hay xảy ra ở gà thịt vốn thích đánh chén và cần kiểm soát khẩu phần ăn. Một khi gà bị tổn thương thì hầu như không thể chữa được.
Nghẽn ruột và ké
Khối u và những bệnh tạo khối u có thể gây chướng và ké diều, và thậm chí gây ra nghẽn hoặc tắc ruột thứ phát. Khối u có thể làm nghẽn hoặc tắc ruột rồi từ đó dẫn đến ké diều. Một trong những bệnh thường tạo ra khối u là Mareks mà thể liệt (neurological form) có thể gây ra ké diều và thể tạng (visceral form) có thể gây ra nghẽn mề. Có những dạng
virus gây ra khối u và bệnh ké diều cũng liên quan tới chúng.
Bệnh rối ruột hiếm khi xảy ra nhưng nó cũng gây ké diều bởi một khi ruột bị rối hay xoắn cũng đều gây tắc nghẽn.
Như đề cập ở trên, quá nhiều chất xơ có thể gây tắc nghẽn!
Một người quen của tôi đã làm thí nghiệm này trên gà mình. Gà bị dãn diều và trở nên ốm yếu trong nhiều tháng trước khi cô phát hiện ra… sau một thời gian, cô lại thấy mùi men chua từ miệng gà. Cô cố xoa bóp diều để đẩy
thức ăn đi nhưng vô hiệu và con gà càng gầy ốm hơn nữa (gà thực sự bị đói, thậm chí nếu có ăn thì
thức ăn cũng không đến ruột để nó hấp thu). Khi cô mang gà đến bác sĩ thú y, nó được mổ diều để lấy
thức ăn ra. Những gì họ thấy là một búi rơm, cỏ khô và
thức ăn. Diều căng làm dãn cơ và cả những vết rạn khiến bệnh tình càng trầm trọng và diều không thể hoạt động bình thường. Bác sĩ thú y loại bỏ ké và cắt bỏ những phần diều bị tổn thương (dãn và biến dạng) rồi khâu lại. Một khi gà tỉnh lại, nó được cho ăn đồ mềm qua ống diều (chỉ cần vài lần cho đến khi gà hồi phục hoàn toàn) và tránh cho ăn hạt bởi nó có thể làm tổn thương bầu diều đang phục hồi. Do vậy, gà chỉ được cho ăn cám mềm trộn nước, bánh mì và rau xanh. Chủ động dùng kháng sinh để kháng viêm và
vitamin để gà khỏi thiếu chất. Hiện gà đã phục hồi và sống khỏe mạnh.
1. Chuẩn bị gây mê, 2. Mổ bầu diều, 3. Thức ăn trong diều, 4. Một mảnh bầu diều được cắt rời (mẫu vật thuộc giống gà tre Cochin/ trọng lượng 800-1000 gram).
Bệnh đường ruột nghiêm trọng
Có một loạt nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột dẫn đến ké diều… một nguyên nhân rất phổ biến là bệnh giun và cầu trùng (coccidiosis).
Bệnh đường ruột/mất cân bằng vi sinh (dysbacteriosis) và tắc nghẽn
Đây là bệnh phổ biến ở gia cầm! Bệnh đường ruột/mất cân bằng vi sinh gây ra sự tắc nghẽn và phá vỡ quy trình tiêu hóa dẫn đến bệnh ké diều.
Gà mắc bệnh này sẽ có biểu hiện lờ đờ, ốm yếu và sút cân (bởi diều không đẩy
thức ăn) và thường có bụng cứng.
Chúng tôi có môt con gà mái với bầu diều lên men. Trong trường hợp này, thay vì tập trung vào
thức ăn bên trong diều, điều quan trọng là phải
điều trị tác nhân gây bệnh (xác định sau khi mổ gà) toàn bộ ruột bị nhiễm bệnh dẫn đến ké diều và
thức ăn trong ruột thối rữa và trở thành nguôn lây nhiễm thứ phát.
Bầu diều thường đầy ắp vào giữa và cuối ngày, và trống rỗng vào buổi sáng.
Bệnh nấm diều
Bệnh nấm diều thường liên quan đến
Candida albicans (một loại “men”). Nó thường là nguồn gây bệnh thứ phát theo sau một nguồn bệnh chính khác và thường là kết quả của bệnh đường ruột, suy giảm hệ thống miễn dịch hay nguồn nước nhiễm bệnh và môi trường sống kém
vệ sinh. Tất cả những điều này làm phát sinh
Candida albicans. Diều thường bị nhiễm nấm và trong một số trường hợp, lan rộng tạo thành màng giả (pseudomembrane) mà đôi khi có thể thấy trong miệng. Gà rất ốm yếu và lờ đờ bỏ ăn. Tình trạng này phải
điều trị bằng
thuốc kháng nấm và bạn cần hỏi bác sĩ thú y để mua đúng
thuốc.
Diều mềm/xốp
Khi
thức ăn không thể đi qua diều hay tồn tại quá lâu vì bất kỳ lý do gì,
thức ăn sẽ bị phân hủy, “lên men” và khiến gà bị bệnh. Điều này thể hiện bằng mùi hôi thoát ra từ mỏ và bởi mùi chua mà tình trạng này thường được gọi là “diều chua” (sour crop) và thuần túy liên quan đến
Candida albicans (xem ở trên). Để chữa trị cho gà, bạn phải có sức chịu đựng với mùi hôi thối bởi vì tình trạng này có thể tạo ra mùi rất khó chịu! Có nhiều nguyên nhân khiến “diều chua” và bạn cần tham khảo bác sĩ thú y nếu nỗ lực chữa trị ban đầu không thành công.
Cân nhắc xem bạn có thể tự giải quyết vấn đề được hay không”
*
Châm nước:
Bạn cần hỗ trợ gà một khi nó từ chối uống nuớc và bạn có thể làm điều này với một cái xi-lanh (không có kim tiêm nhé!): nhẹ nhàng banh mỏ gà và di chuyển xi-lanh dọc theo gốc lưỡi đến họng gà và bơm nước. QUAN TRỌNG: Ngay phía sau lưỡi bạn sẽ thấy một lỗ nhỏ và đó là lỗ thở (trachea) và bạn phải đảm bảo rằng nước không chảy vào lỗ này! Không gì khác ngoài không khí được đi vào đấy! Nếu bạn chưa có kinh nghiệm và không chắc chắn, HÃY NHỜ TRỢ GIÚP bởi nếu lỡ tay thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng!
*
Xoa bóp diều:
Một khi bạn đã đưa nước vào bầu diều, hãy xoa bóp nó. Giữ gà lật ngửa nhờ vậy mà
thức ăn sẽ trào ra mà không đi vào gà khi bạn xoa bóp. Gà của bạn thường thở gấp gáp và bạn cần lưu ý lật gà trở lại nếu cần và để nó phục hồi một chút trước khi tiếp tục. Nếu việc này không thành công, bạn phải dừng lại và liên hệ bác sĩ thú y, không nên lập lại một cách liên tục bởi việc này có thể ngăn cản hoặc phá hủy sự thúc đẩy
thức ăn. Bác sĩ thú y sẽ chọn giữa việc dùng ống để rửa sạch diều hoặc nếu diều bị tắc thì phải mổ.
Thuốc kháng nấm cũng thường được sử dụng.
Nếu bạn thành công trong việc rửa diều rồi thì việc bổ sung yogurt và nước táo (apple cider) vào nước uống có thể rất có ích.
Con gà lơ-go mái này được cho là đang trong giai đoạn ấp trứng, nhưng kiểm tra kỹ mới phát hiện ra nó bị ké diều.
Diều cứng
Thức ăn trong diều có thể rất cứng. Đôi khi bùi nhùi gây ra điều này. Nó có thể nằm ở vị trí rất cao vốn thường không phải vị trí thông thường của bầu diều. Tôi từng có một con gà với bầu diều cứng mà nó đứng như chim cánh cụt và thoạt đầu tôi nghĩ là nó đang ấp trứng. Khi kiểm tra kỹ hơn, tôi phát hiện thấy một cục ké nằm cao trên bầu diều. Vấn đề được giải quyết bằng cách cho gà uống thật nhiều nước kết hợp với xoa bóp cho đến khi diều trống rỗng.
Xoa bóp mà thiếu nước thì sẽ không có nhiều tác dụng. Nước… THẬT NHIỀU nước khi xoa bóp diều! Tôi cũng đặt ngửa gà nhưng không có gì được ói ra vì vậy tôi xoa bóp vài lần mỗi ngày cho đến khi nó hoàn toàn trống rỗng. Một khi nước không có tác dụng thì bạn có thể dùng chút dầu ăn, nhưng lưu ý rằng chỉ một chút dầu lọt vào đường thở cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng (gà của bạn sẽ chết). Tôi đề nghị bạn bơm dầu ăn vào ban đêm và xoa bóp vài lần vào buổi sáng.
Lưu ý chung
Lưu ý quan trọng nhất khi chữa
trị bệnh chướng diều (dẫu cứng hay mềm) là (tạm thời) ngưng cho ăn. Đưa
thức ănvào bầu diều vốn đang có vấn đề sẽ không giúp ích gì nhiều, bởi
thức ăn sẽ không được hấp thu chừng nào mà nó còn bị kẹt trong diều. Việc bổ sung nước là cần thiết nhưng không để gà nốc quá nhiều khiến diều căng phồng và tổn thương. Một khi diều đã trống rỗng, hãy từ từ cho gà ăn một lượng nhỏ
thức ăn với đủ loại hạt (trường hợp không giải phẫu), dạng viên thay vì vụn hoặc cháo rồi tăng dần khẩu phần trong khi bạn cần kiểm tra để đảm bảo
thức ăn trôi qua diều.
Kết luận
Chướng diều có thể là
triệu chứng của rất nhiều bệnh dù chính hay phụ… thường rất khó xác định nguyên nhân gây bệnh. “
phòng bệnh hơn chữa bệnh”, theo dõi bầu diều,
cung cấp khẩu phần đầy đủ, môi trường sạch sẽ và cảnh giác với chất xơ (đặc biệt là sợi cỏ tươi, cỏ khô hay rơm dài) sẽ giúp ngăn ngừa bệnh này.
Bệnh chướng diều không phải là bệnh nan y một khi bạn chữa trị kịp thời và đúng cách. Khi mọi nỗ lực đều thất bại, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y.