Nguồn gốc gà Chọi:
- Gà Chọi xuất hiện chủ yếu ở những địa phương có truyền thống chơi chọi gà: Hà Nội, Bắc Ninh, Huế…
- Giống gà Chọi có các đặc điểm: chân cao, mình dài, cổ cao mào kép, mỏ và chân màu chì, mắt đen và có vòng đỏ, da thịt màu đỏ.
- Do đặc tính hay vận động của giống gà này nên chất lượng thịt này rất tốt.
-Khi trưởng thành gà trống: 3.0 - 4.0kg, gà mái 2.0 - 2.5kg.
- Sức đề kháng cà gà rất tốt nhưng lại đẻ ít.
- Giống gà 1 ngày tuổi 38-40g.
Hướng dẫn nuôi gà Chọi:
- Tùy vào mục nuôi lấy thịt hay nuôi gà để chọi.
- Gà ở tuần tuổi thứ 5 trở đi thì mật độ không quá 10con/m2.
- Đối với gà dùng đi chọi khi gà được 700g thì tiến hành nuôi riêng từng con 1, tránh nuôi tập trung vì chúng có thể mổ, đánh nhau.
- Cùng với đó ta có chế độ luyện tập và chế độ ăn cho gà chọi riêng.
* Cách chọn gà Chọi giống 1 ngày tuổi:
+ Gà có nguồn gốc rõ ràng, đàn bố mẹ phải sạch bệnh.
+ Có màu lông vàng bông đặc trưng.
+ Nhanh nhẹn, mỏ khép kín, chân bóng, đứng vững và đi lại bình thường, bụng thon, rốn kín.
* Chuẩn bị chuồng nuôi gà Chọi:
- Trước khi úm gà:
+ chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống, tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
+ Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn gà.
+ chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
+ Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.
+ Chất độn chuồng: trấu, dăm bào sạch, dày 5-10 cm được phun sát trùng khi sử dụng.
+ Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.
- Chuồng trại:
+ Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát, xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.
+ Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).
+ Nếu nuôi gà thả vườn,chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2.
+ Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.
+ Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ... tùy điều kiện nuôi của từng hộ.
+ Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng.
Giai đoạn
(ngày tuổi)
Chỉ tiêu
|
Từ 1-7
|
Từ 8-28
|
Từ >28
|
Mật độ (con/m2)
|
30-40
|
25-30
|
<10
|
Cường độ chiếu sáng (W/m2)
|
5
|
5
|
3
|
Nhiệt độ (oC)
|
28 - 32
|
25-28
|
22-25
|
Độ ẩm (%)
|
65
|
65
|
65
|
Khối lượng thức ăn tiêu tốn (gam/con)
|
6-10
|
15-20
|
Tùy theo khả năng ăn của gà.
|
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày)
|
17-22
|
8-14
|
Dùng ánh sáng tự nhiên.
|
* Chú ý khác:
- Bật đèn sưởi ấm quây úm trước khi bắt gà thả vào chuồng.
- Bổ sung điện giải cho gà ngay khi bắt gà về chuồng, thêm VTM C nếu trời nóng.
- Chủng vacxin LASOTA lúc 1 ngày tuổi, lặp lại lúc 12 và 28 ngày tuổi.
- Sau 24h thì mới cho ăn:
+ Sáng bổ sung thêm B-complex, men visinh,
+ Chiều cho uống kháng sinh (có thành phần ampicillin hoặc amoxicillin...).
=> Bổ sung theo lịch như vậy 3 ngày liên tiếp (men visinh cách ngày cho uống 1 lần).
- Phòng các bệnh Newcastle, Gumboro, đậu gà theo lịch tiêm phòng vacxin.
- Phòng cầu trùng ngày thứ 11 - 14 và 21 – 24 cho gà Chọi.
- Phòng hen vào ngày thứ 2 - thứ 4 và ngày thứ 24 - thứ 28 cho gà Chọi.
Các bệnh thường gặp:
1. Bệnh Newcastle:
* Triệu chứng:
Bệnh diễn biến theo 3 thể:
- Thể quá cấp tính:
+ Bệnh diễn biến nhanh , chết trong 25-48 giờ.
+ Biểu hiện chung ( không rõ rệt ) như: bỏ ăn , ủ rũ , xù lông , gục đầu , sốt , khó thở…
- Thể cấp tính:
+ Gà bị bệnh ủ rũ , ăn ít sau bỏ ăn , thích uống nước , lông xù , xã cánh đứng rù hoặc nằm một chỗ.
+ Da toàn thân tím tái , xuất huyết hay thủy thũng mồng và yếm gà , có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ.
+ Có biểu hiện thở khó , thở khò khè.
+ Diều phình to , đi ỉa phân lẫn máu màu phân trắng xám mùi tanh.
- Thể mãn tính: thường xảy ra sau đợt dịch.
+ Đầu gà ngoẻo sang một bên , liệt chân , đầu mỏ gục xuống , mất thăng bằng , có khi quay vòng tròn.
+ Gà bị rối loạn hô hấp , thần kinh , kiệt sức rồi chết.
* Điều trị :
- KHÔNG có thuốc điều trị bệnh này , khuyến cáo người nuôi nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vacxin của cán bộ thú y.
- Khi xuất hiện gà bị bệnh cần cách ly ngay những con bị bệnh.
- Bố sung điện giải , vitamin C cho gà.
- Sát trùng chuồng trại.
2. Bệnh Gumboro:
* Triệu chứng:
- Thời gian gà ủ bệnh rất ngắn 2-3 ngày.
+ Biểu hiện dễ nhận biết nhất là gà mổ vào hậu môn của nhau.
+ Lông xù , mắt gà lờ đờ , dáng đi run rẩy.
+ Giảm ăn , giảm cân , phân tiêu chảy màu trắng loãng , sau chuyển sang màu nâu , dính đầy xung quanh hậu môn.
* Điều trị:
- Đây là bệnh gây suy giảm miễn dịch ở gà , nên khi gà bị bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh cho gà.
- Tuân thủ lịch tiêm phòng Gumboro của cán bộ thú y.
- Chỉ điều trị theo triệu chứng cho gà , nếu có bệnh kế phát thì chỉ được dùng 1 lượng kháng sinh bằng 1/2 liều điều trị.
+ Dùng Paracetamol ( Acetaminnophen ) hoặc Analgin để hạ sốt.
+ Bổ dung nước , điện giải , VTM C cho đàn gà.
+ Dùng thuốc giải độc gan thận và tăng cường miễn dịch ( Novigol , Biomun , Escent L , Toxinil plus liquid ).
+ Sau 2 ngày điều trị thì dùng kháng sinh phổ rộng đề phòng kế phát ( Oxytetracycilne , Doxycycline , Enrofloxacine ).
+ Ngoài ra phải bổ sung men tiêu hóa sống chịu kháng sinh.
3. Bệnh đậu gà: đây là bệnh truyền nhiễm do vius gây nên.
* Triệu chứng:
- Thể quá cấp:
+ Xảy ra ở những vùng chưa có dịch "đậu" bao giờ.
+ Gà tự nhiên thở khó , mỏ há , thở khò khè từng cơn , mào tím ngắt , vài giờ thì chết.
+ Niêm mạc miệng có nhiều chấm đỏ.
- Thể cấp tính:
+ Mụn đậu , màng giả yết hầu , viêm màng mũi có thể xuất hiện từng triệu chứng một hoặc cả 3.
- Thể mạn tính:
+ Gà sổ mũi dai dẳng hoặc có ít màng giả.
+ Cơ thể gầy suy yếu dần rồi chết.
* Điều trị:
+ Cậy vẩy mụn đậu , rửa sạch bằng nước muối loãng.
+ Hàng ngày bôi dung dịch 1%Xanhmetylen hoặc Lugol 1% lên mụn đậu , sau ít ngày mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.
+ Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin10% , CuSO4 5%.
+ Bổ xung thêm Vitamin đặc biệt Vitamin-A.
+ Nếu bệnh nặng cần dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.
+ Đốt chất thải của gà , độn chuồng , độn ổ đẻ.
+ Phun sát trùng thường xuyên trong thơi gian gà bị bệnh.
+ Chủng đậu cho các đàn chưa mắc bệnh ở khu vực xung quanh đàn gà bị bệnh.
4.Cúm gia cầm:
* Triệu chứng:
+ Gà bị bệnh cúm thường sốt cao , chảy nước mắt.
+ Đứng tụm một chỗ , lông xù , phù đầu và mắt.
+ Da tím tái , chân xuất huyết , chảy nước dãi , mào và yếm tím tái.
+ Biểu hiện ăn ít , giảm sản lượng trứng , một số con còn có thể bị co giật.
* Điều trị:
Khi dich xảy ra thì tuyệt đối không được phép vận chuyển gia cầm từ nơi có dịch đi đến nơi khác và ngược lại.
- Tiêu diệt toàn bộ gia cầm , thủy cầm bằng cách giết chết sau đó chôn hoặc đốt; dọn sạch phân , chất độn chuồng.
- Không giết gia cầm cũng như sử dụng sản phẩm gia cầm mắc bệnh.
- Khi tham gia chống dịch nên trang bị đầy đủ các dụng cụ như mũ , áo , quần , ủng , kính che mắt , găng tay , khẩu trang…
- Không tự ý nuôi gia cầm , thủy cầm trở lại khi chưa có sự cho phép của các cơ quan chức năng.
- Sát trùng nơi chôn gia cầm , dụng cụ chăn nuôi , chuồng trại , phương tiện vận chuyển , quần áo lao động bằng các dung dich sát trùng Povidone iod.
- Ở vùng , trại chưa có dịch:
+ Tiêm vaccin phòng bệnh cúm gia cầm.
+ Không tiếp xúc hoặc mua giống cũng như các sản phẩm của gia cầm , thủy cầm từ các vùng có dịch.
+ Hạn chế sự thăm viếng của khách vào trại.
+ Hạn chế chim hoang xâm nhập vào trại bằng cách dùng lưới vây xung quanh chuồng trại.
+ Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại ( 3 ngày/1 lần ) , dụng cụ chăn nuôi , phương tiện vận chuyển
5. Bệnh tụ huyết trùng gà:
* Triệu chứng:
- Thể quá cấp
+ Gà chết đột ngột , có trường hợp đang ăn lăn đùng ra chết.
+ Da tím bầm , mũi miệng chảy nước nhờn và có lẫn máu.
+ Tích sưng căng phồng.
- Thể cấp tính:
+ Gà sốt cao 42-43°C , ủ rũ , bỏ ăn , xù lông , đi lại chậm chạp.
+ Từ mũi miệng chảy ra một chất nước nhớt có bọt lẫn máu màu đỏ sẫm , đi ỉa phân lỏng như màu sôcola.
+ Biểu hiện khó thở , mào yếm tím bầm do tụ máu , cuối cùng con vật chết do ngạt thở.
- Thể mãn tính:
+ Yếm sưng thuỷ thũng và đau , viêm hoại tử rồi hình thành cục cứng.
+ Con vật thường gầy còm , da bọc xương do mầm bệnh tác động vào nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể.
+ Có hiện tượng viêm khớp mạn tính ( khớp đùi , đầu gối , cổ chân ) và viêm phúc mạc mạn tính.
+ Hoại tử mãn tính ở màng não có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh.
* Điều trị:
- Có thể dùng Enrofloxaxin , Neomycin , Streptomycin , Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước uống.
- Bổ sung chất điện giải , B – complex , Vitamin C để tăng sức đề kháng.
6. Bệnh Marek :
* Triệu chứng:
- Thể cấp tính: chủ yếu trên gà 4-8 tuần tuổi , có thể sớm hơn; không có triệu chứng điển hình ngoài hiện tượng chết đột ngột.
+ Tỉ lệ chết cao có khi tới 20-30% , thường thể hiện triệu chứng ủ rũ , gầy yếu trước khi chết.
+ Bỏ ăn , tiêu chảy phân lỏng , đi lại khó khăn , bại liệt , xả cánh , u ể oải , nhạt màu mồng và tích gà.
- Thể mãn tính: xảy ra ở gà 4-8 tháng tuổi.
+ Đi lại khó khăn , liệt nhẹ rồi dần dần bại liệt hoàn toàn.
+ Đuôi có thể rũ xuống hoặc liệt , cánh xả xuống một hoặc hai bên.
+ Một số có hiện tượng viêm mắt , viêm mống mắt , dẫn đến rối loạn thị giác có thể mù mắt.
+ Gà trống suy giảm khả năng đạp mái , gà mái giảm đẻ.
* Điều trị:
- Đây là bệnh do virus gây ra , do đó không có thuốc đặc trị , vì thế cần phát hiện sớm gà bệnh.
+ Chôn hoặc đốt gà chết do bệnh , tách riêng gà bệnh và gà khỏe , để trống chuồng ít nhất là 3 tháng trước khi nuôi đợt mới.
+ Tiêm dưới da cổ vaccin Marek cho gà giống , gà nuôi lấy trứng vào lúc 1 ngày tuổi để phòng bệnh.
+ Hàng ngày quét , nhặt lông và đốt hết lông vì virus tồn tại lâu trong lông.
+ Không nuôi lẫn lộn gà lớn và gà con , nuôi riêng gà con và gà mái đẻ.
+ Sát trùng trứng , cơ sở ấp trứng và nơi nuôi gà con nhằm ngăn ngừa sự lan truyền virus.
+ Định kỳ cũng như sau mỗi lần xuất chuồng cần vệ sinh sát trùng chuồng trại , dụng cụ chăn nuôi.
+ Bổ sung các chất trợ sức trợ lực cho đàn gà như: Glucozo , Vitamin C.
7. Bệnh hô hấp mãn tính ( CRD - Chronic respiratory Disease )
*Triệu chứng:
- Ở gà con:
+ Khi mới nhiễm bệnh gà thường biểu hiện dịch chảy ra ở mũi , mắt , lúc đầu dịch trong và sau đó đặc và nhày trắng.
+ Ho , thở khó và khò khè về sáng và ban đêm , ăn ít , chậm lớn. Nếu ghép với E.coli thì gà sốt cao , rất khó thở và tỷ lệ chết lên tới 30%.
- Ở gà lớn: Tăng trọng chậm , kém ăn , thở khò khè , hắt hơi , một số con chảy nước mũi.
- Đối với gà đẻ: những ngày đầu giảm ăn , mất cân , giảm đẻ trứng.
+ Sau đó chảy nước mắt , nước mũi , hắc hơi , sưng mặt , viêm kết mạc mắt , thở khò khè , trứng đổi màu , xù xì.
+ Nếu ghép với E.coli thì trứng méo mó và vỏ trứng có vệt đỏ lấm tấm.
*Điều trị:
- Tách riêng gà bị bệnh , tiến hành khử trùng chuồng trại sạch sẽ.
- Tăng cường sức đề kháng cho toàn đàn bằng VTM C , các thuốc bổ trợ.
- Điều trị kết hợp giữa kháng sinh Tylosin điều trị bệnh đường hô hấp và Gentamycin điều trị bệnh kế phát.
- Đảm bảo chuồng luôn thoáng mát , đảm bảo vệ sinh.